TỤC LỄ & TIN TỨC

CÚNG THÔI NÔI NGÀY ÂM HAY NGÀY DƯƠNG? BÀI VIẾT NÊN XEM QUA

CÚNG THÔI NÔI NGÀY ÂM HAY NGÀY DƯƠNG? BÀI VIẾT NÊN XEM QUA

11/02/2020

Đối với những ai lần đầu tiên làm bố mẹ thì việc làm một lễ thôi nôi cho bé cũng rất khó khăn. Các ông bố và mẹ sẽ có rất nhiều thắc mắc như cúng thôi nôi ngày âm hay dương mới chính xác? Cúng thôi nôi cho bé có ý nghĩa gì? Mâm cúng thôi nôi cần những gì? Trong bài viết này, Đồ Cúng Tâm Linh sẽ làm rõ những vấn đề này để muốn người đỡ bối rối nhé!

Nội dung bài viết

  1. Cúng thôi nôi cho bé có ý nghĩa gì?
  2. Nên cúng thôi nôi ngày âm hay dương?
  3. Mâm cúng thôi nôi gồm những gì?

1. Cúng thôi nôi cho bé có ý nghĩa gì?

Nhiều bố mẹ lại tỏ ra khá là ngạc nhiên vì không biết tại sao lại phải cúng thôi nôi mà không phải tổ chức sinh nhật như bình thường?

CÚNG THÔI NÔI NGÀY ÂM HAY NGÀY DƯƠNG?
Cúng thôi nôi nên chọn ngày âm hay dương?

Thôi nôi là một nghi thức quan trọng để chúc mừng con vừa tròn 1 tuổi, đầy cũng là dấu mốc cực kỳ quan trọng trong chặng đường phát triển sau này của bé. Lễ thôi nôi cho bé thể hiện tấm lòng thành kính và coi trọng của cha mẹ đối với sự ra đời của con mình, đó cũng là dịp tạ ơn thần linh, thần linh, tổ tiên và cầu mong cho bé gặp nhiều may mắn và hạnh phúc cho cuộc sống sau này. Vậy lễ cúng thôi nôi lấy ngày âm hay dương?

2. Nên cúng thôi nôi ngày âm hay dương?

Có khá nhiều ông bố bà mẹ trẻ rất lúng túng khi không biết phải cúng thôi nôi vào ngày âm hay dương lịch mới đúng. Đây là một trong những nghi thức truyền thống từ đã có từ rất lâu, có ý nghĩa rất lớn với mục đích cầu mong các vị thần, tổ tiên che chở và giúp bé luôn khỏe mạnh.

Ngày lễ cúng thôi nôi cho bé trai khác với sinh nhật là vào ngày âm lịch, sau 12 tháng bé sinh ra đời ta áp dụng câu nói: “gái thụt lùi 2, trai thụt lùi 1”, tức là bé gái sẽ thụt lùi lại 2 ngày so với ngày sinh, bé trai thụt lùi lại 1 ngày so với với ngày “chuẩn” 12 tháng tuổi. Hay các cụ vẫn thường nói "gái lùi 2 trai lùi 1".

Thí dụ: Bé gái sinh ngày 18/09 âm lịch năm nay thì ngày cúng thôi nôi vào ngày nào? Ta sẽ tính bằng cách thụt lùi lại 2 ngày, tức là ngày cúng thôi nôi vào ngày 16/09 năm sau. Bé trai sinh ngày 18/09 âm lịch năm này thì ngày lễ cúng thôi nôi cho bé trai sẽ thụt lùi lại 1 ngày, nhu vậy ngày cúng thôi nôi vào ngày 17/09 năm sau.>

Tuy nhiên nếu trường hợp như năm nhuận, cần phải làm trước 1 tháng, tức là cứ tính đủ 12 tháng cho bé và làm như bình thường chứ không phải là 13 tháng nhé!

Như vậy, Cúng Thôi Nôi là cúng ngày âm

3. Mâm cúng thôi nôi gồm những gì?

Câu trả lời cho câu hỏi cúng thôi nôi cho bé trai cần những gì là: Tùy theo phong tục tập quán của vùng miền trong đồ cúng thôi nôi cho bé gái, bé trai cần chuẩn bị 3 hoặc 4 mâm cúng chính (tùy gia đình): 1 mâm cúng cho 12 bà Mụ và Đức Ông, 1 mâm cúng ông Thần Tài – Thổ Địa, 1 mâm cúng ông táo ( nếu bạn thờ ông Táo), 1 mâm cúng gia tiên.

Ngoài ra nếu nhà bạn có thờ Phật thì cần phải có 1 chén cơm in để cúng Phật trước. Còn nữa, nếu gia đình thờ gia tiên thì cũng cần có trái cây hoa quả và xôi chè để cúng.

Mâm Cúng Thôi Nôi Bé trai có heo quay
Mâm cúng thôi nôi cho trẻ đầy đủ
  • Mâm cúng Thần Tài – Thổ Địa
    • Trái cây (1 dĩa ngủ quả)
    • Hoa (1 bình hoa – Hoa cúc kim cương hoặc hoa đồng tiền)
    • Đèn cầy (1 cặp)
    • Chè (3 hoặc 5 chén)
    • Xôi (3 hoặc 5 dĩa)
    • 1 bộ Tam Sên (3 con tôm hoặc 1 con cua, với 1 quả trứng và 1 miếng thịt luộc để nguyên)
    • Nước (rót vào 3 hoặc 5 ly)
    • Nhang
  • Mâm cúng Ông Táo – Bà Táo
    • Trái cây
    • Hoa cúc kim cương
    • Nhang
    • Đèn cầy
    • Gạo hủ, muối hủ
    • Bánh kẹo
    • Giấy cúng Ông Táo - Bà Táo
    • Trầu cau
    • Chè (3 phần)
    • Xôi (3 phần)
  • Mâm cúng cho 12 Bà Mụ và Đức Ông cần những lễ vật nào?
    • 1 Bình hoa Cát Tường (Bạn có thể dùng hoa Hồng, hoa Lay Ơn, hoa Đồng Tiền)
    • 1 Đĩa trái Cây (Ngũ quả: gồm 5 loại quả, ví dụ 1 đĩa gồm có Mãng Cầu, Thanh Long, Cam, Nho, Táo)
    • 13 ly đèn cầy nhỏ
    • 1 chén gạo
    • 1 chén muối
    • 1 bó nhang
    • 3 ly trà nhỏ (pha 1 bình trà để rót đều vào 3 ly)
    • 3 ly rượu nhỏ (nhưng bạn phải mua 1 chai rượu còn nguyên)
    • 3 ly nước nhỏ (nhưng bạn phải mua 1 chai nước suối còn nguyên)
    • Bánh kẹo (13 phần)
    • 1 bộ giấy cúng (1 mâm hài, áo, giấy cúng mụ)
    • Trầu têm cánh phượng (13 phần)
    • Chè (1 chén chè lớn và 12 chén chè nhỏ - chè đậu trắng đối với bé trai và chè trôi nước với bé gái)
    • Xôi (1 đĩa xôi lớn và 12 đĩa xôi nhỏ)
    • Gà luộc (1 hoặc 2 con tất cả đều là gái trống)
    • Heo quay sữa (1 hoặc 2 con)
    • Bánh hỏi (1 đĩa)
    • 1 phần đồ chơi em bé (để em bé bốc dự đoán nghề nghiệp tương lai – nghi thức này thực hiện sau khi đã khấn xong bài cúng)
    • 13 phần chén đũa muỗng

    Khi đã khấn xong thì mẹ hoặc bố sẽ ôm bé lại trước án vái 3 vái. Tiếp theo là gia đình cần soạn sẵn một mâm đồ chơi để bé bốc ngẫu nhiên để dự đoán nghề nghiệp tương lai. Ông bà xưa bảo rằng: Bé bốc trúng đồ chơi nào trước thì sau này tỉ lệ bé làm nghề đó rất cao. Thí dụ bé bốc trúng 1 chiếc máy bay, nếu bé gái thì sau này có thể là 1 tiếp viên hàng không, còn bé trai thì làm phi công. Sau khi cho bé bốc đồ chơi xong thì để lại cho bé chơi.

    Sau 3 tuần thuần thì hạ. Gia đình mang vàng mã, giấy cúng, váy áo đi hóa (đốt), lấy tay vẩy (búng) rượu lúc hóa. Cuối cùng gia đình và bạn bè cùng thụ hưởng lộc và ăn tiệc cùng với những lời chúc cho bé.

#CÚNG THÔI NÔI NGÀY ÂM HAY NGÀY DƯƠNG? #CÚNG THÔI NÔI NGÀY ÂM HAY NGÀY DƯƠNG? v #CÚNG THÔI NÔI NGÀY ÂM HAY NGÀY DƯƠNG? #CÚNG THÔI NÔI NGÀY ÂM HAY NGÀY DƯƠNG? #CÚNG THÔI NÔI NGÀY ÂM HAY NGÀY DƯƠNG? #CÚNG THÔI NÔI NGÀY ÂM HAY NGÀY DƯƠNG?

icon icon icon