icon icon icon icon
Đồ Cúng Tâm Linh|Vàng Mã và Mâm Cúng Trọn Gói Đạt Chứng Nhận HACCP

Sự khác nhau giữa Cúng Đầy Tháng - Cúng Thôi Nôi - Cúng Căn

Nghĩa Nguyễn Xuân
Ngày 31/05/2024

Sự khác nhau giữa Cúng Đầy Tháng - Cúng Thôi Nôi - Cúng Căn

phan-biet-cung-day-thang-cung-thoi-noi-cung-can

Mâm Cúng Căn

Sự khác nhau giữa Cúng Đầy Tháng - Cúng Thôi Nôi - Cúng Căn

Để hiểu rõ hơn về Mâm cúng cho bé, ta tìm hiểu về khái niệm:

- Mâm Cúng Đầy Tháng là gì?

- Mâm Cúng Thôi Nôi là gi?

- Mâm Cúng Căn là gì?

1/ Mâm Cúng Đầy Tháng

Cúng Đầy Tháng

Cúng Đầy Tháng

Cúng đầy tháng là: Trẻ sinh đúng tháng phải làm lễ cúng mụ hay còn gọi là đám đầy tháng.

Việc tổ chức lễ đầy tháng trước là tạ ơn Mụ bà không chỉ nặn ra đứa trẻ, mà còn phù trợ cho “mẹ tròn con vuông”, sau là để trình với nội – ngoại, họ hàng, lối xóm về đứa cháu sau một tháng chào đời, nhưng ít ai nhìn thấy (cả mẹ và con), đây như là chứng nhận của xã hội về sự tồn tại của một con người, để được nâng niu, chúc tụng, để cộng đồng có trách nhiệm giúp đỡ, cưu mang, che chở… 

- Trong lễ cúng đầy tháng có lễ Khai Hoa Bắt Miếng đặc trưng

Sau khi thực hiện xong nghi thức cúng đầy tháng – thôi nôi, ba mẹ hoặc ông bà bế bé ra giữa bàn cúng (trước lư nhang) và bắt đầu thực hiện nghi lễ khai hoa.
Ba mẹ, ông bà hoặc người làm lễ sẽ dùng 1 bông hoa quơ quơ trước miệng bé và đọc lời chúc:
 
Mở miệng ra cho có bông, có hoa
Mở miệng ra cho kẻ thương người nhớ
Mở miệng ra cho có bạc có tiền
Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến
…….
 
Có thể chuẩn bị thêm những câu thơ, lời chúc khác có ý nghĩa riêng giành cho con mình.
Đối với bé gái, sau khi đọc lời chúc, gia đình sẽ dùng cuống trầu vẽ lên vùng chân mày cho bé. Điều này mang ý nghĩa sau này lớn lên bé sẽ xinh đẹp, dịu dàng

2/ Cúng Thôi Nôi

Cúng Thôi Nôi

Cúng Thôi Nôi

Cúng Thôi Nôi là: Khi đứa trẻ được đúng 12 tháng, người ta tổ chức lễ thôi nôi, còn gọi là đám thôi nôi.

Cúng thôi nôi là một phong tục đặc biệt của Việt Nam để kỷ niệm năm đầu tiên bé chào đời. Sau 12 tháng từ ngày sinh, khi bé vừa tròn tuổi đầu tiên, gia đình sẽ tổ chức cúng thôi nôi vào ngày sinh nhật đầu tiên của bé. Tùy theo vị trí địa lý, phong tục vùng miền, mâm cúng sẽ có đôi điểm khác biệt.

- Trong lễ Thôi Nôi có nghi thức Bốc Đồ Chọn Nghề cho Con. Sau khi lễ cúng thôi nôi xong là thực hiện nghi thức “chọn nghề cho tương lai” của trẻ. Cha mẹ sẽ bày những vật dụng phù hợp trên bộ ván, trong mâm hoặc trên bàn các vật dụng như: gương, lược, viết, tập sách, nắm xôi, tiền, kéo, đất…và sau đó, đặt đứa trẻ ngồi trước các vật dụng để trẻ tự chọn lựa. Dĩ nhiên là đứa trẻ sẽ bò đến và nhặt lấy những thứ mà nó thích. Trong dân gian tin tưởng là vật nào được trẻ chọn trước (cầm trước) đó chính là sự chọn lựa nghề nghiệp tương lai của trẻ.

Bộ bốc chọn ngề

Bộ Bốc Chọn Nghề

 

Lễ cúng thôi nôi mang nhiều ý nghĩa đặc biệt đối với bé:

  • Kỷ niệm sinh nhật đầu tiên của em bé.
  • Bày tỏ tấm lòng biết ơn đối với Bà Mụ, Đức Ông vì đã cho bé chào đời bình an, khỏe mạnh và cầu mong tương lai xán lạn.
  • Để người thân trong gia đình gửi đến đấng bề trên những mong ước tốt lành cho bé.
  • Thể hiện sự chào đón bé cũng như những hy vọng cho tương lai.
  • Gia đình có một ngày đoàn viên, cùng nhau hướng đến những điều tươi đẹp.

3/ Cúng Căn

Cúng CĂN

Cúng Căn

- Cúng Căn: Cúng căn hay còn được gọi là cúng đốt, là lễ cúng quan trọng chỉ sau nghi lễ cúng mụ, nhằm bày tỏ lòng biết ơn của các bậc cha mẹ đến 12 bà mụ đã luôn hỗ trợ, bảo bọc và che chở cho đứa trẻ từ khi còn ở trong bụng mẹ đến khi ra đời. Đồng thời, đây là lễ cúng cầu bình an cho đứa bé, giúp tránh khỏi tai ương, để đứa bé được khỏe mạnh và sáng dạ trong suốt quá trình phát triển.

Khác với tục cúng mụ được cúng vào ngày đầy cữ, đầy tháng, đầy năm; lễ cúng căn được diễn ra 3 năm 1 lần: năm 3 tuổi, 6 tuổi, 9 tuổi và 12 tuổi của đứa trẻ. Lễ cúng năm 12 tuổi sẽ được coi là lễ cúng dứt căn hoàn toàn. Ngày nay, quan niệm tâm linh không còn mạnh như trước, nhưng tục cúng căn vẫn được thực hiện và được coi là một nét đẹp trong văn hóa, là dịp để cầu bình an, may mắn đến cho đứa con.

Trong lễ Cúng Căn có "12 Bông Chi"

12 cái roi ngựa bằng giấy màu mà người ta vẫn hay gọi là “bông chi”. Sau khi cúng xong thì đem 12 roi Ngựa này vắt lên mái nhà hoặc hoá vàng luôn.
Roi Ngựa cũng được sử dụng biểu tượng để đại diện cho sự chữa lành, sáng tạo và hạnh phúc. Chúng được cho là để bảo vệ chống lại tác hại và cái ác, răn đe bé nghe lời, dạy bảo bé nên người.

Hiểu Về Đền Ông Hoàng Mười Và Đi lễ đền quan Hoàng Mười xin lộc, cầu gì đúng?

Nghĩa Nguyễn Xuân
|
Ngày 05/11/2024

Hiểu Về Đền Ông Hoàng Mười Và Đi lễ đền quan Hoàng Mười xin lộc, cầu gì đúng? Tích xưa kể rằng ông Hoàng Mười là...

Xem thêm

Cách bày ngựa ngũ phương đúng chuẩn trong lễ cúng Tạ Đất 2022

Nguyễn Xuân Nghĩa
|
Ngày 19/10/2024

Cách bày ngựa ngũ phương đúng chuẩn trong lễ cúng Tạ Đất 2022 Lễ Tạ Đất là một nghi lễ mang ý nghĩa vô cùng sâu...

Xem thêm

Kinh Nghiệm Tổ Chức Tiệc Thôi Nôi Đầy Tháng Cho Con Yêu Tại Nhà

Nghĩa Nguyễn Xuân
|
Ngày 25/09/2024

Kinh Nghiệm Tổ Chức Tiệc Thôi Nôi Đầy Tháng Cho Con Yêu Tại Nhà Tiệc đầy tháng thôi nôi là một phong tục truyền thống của...

Xem thêm

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp Khi Đặt Hàng Tại Dịch Vụ Tâm Linh

Nghĩa Nguyễn Xuân
|
Ngày 24/09/2024

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp Khi Đặt Hàng Tại Dịch Vụ Tâm Linh Nếu bạn thấy việc tổ chức lễ cúng đầy tháng, thôi nôi,...

Xem thêm

Cùng tìm hiểu ý nghĩa của lễ vật mâm cúng Đầy Tháng - Thôi Nôi

Nghĩa Nguyễn Xuân
|
Ngày 23/09/2024

Cùng tìm hiểu ý nghĩa của lễ vật mâm cúng Đầy Tháng - Thôi Nôi Có nhiều Cha Mẹ muốn tìm hiểu về các lễ vật...

Xem thêm

ĐĂNG KÝ THÔNG TIN KHUYẾN MÃI

Giỏ hàng