Vàng mã cúng Rằm tháng 7 gồm những gì? Đốt như thế nào?
Vàng mã cúng Rằm tháng 7 gồm những gì? Đốt như thế nào?
Theo dân gian, người dân thường sắm vàng mã và hóa vàng để cúng cô hồn. Vàng mã cúng Rằm tháng 7 gồm những gì? Đốt như thế nào cho đúng cách?
Rằm tháng 7 là ngày Tết Trung Nguyên, là ngày xá tội vong nhân theo phong tục của những nước Đông Á. Người Việt Nam thường có phong tục cúng Rằm tháng 7 để cúng chúng sinh cho những người chết oan, chưa được siêu thoát hoặc chưa có ai thờ cúng.
Ngoài ra rằm tháng 7 (15/7) cũng là ngày Vu lan báo hiếu. Vì vậy mà vào ngày này những thành viên trong gia đình thường quây quần để thờ cúng ông bà tổ tiên và cầu cho họ phù hộ gia đình bình an, hạnh phúc.
1/ Vàng mã cúng Rằm tháng 7 gồm những gì?
Vàng mã cúng gia tiên
Vàng mã cúng Rằm tháng 7 trong mâm cúng gia tiên sẽ bao gồm: Giấy vàng mã, xe, nhà, quần áo, tiền âm phủ,… hoặc những đồ người đã khuất lúc còn sống thích để gửi cho họ.
Theo quan niệm dân gian thì sau khi ta đốt vàng mã, người âm sẻ nhận được. Do đó, bạn nên đốt nhiều tiền để người âm có thể dùng nó để mua thứ họ thích.
Đốt nhiều tiền cho người âm
Vàng mã cúng chúng sinh
Tương tự với lễ cúng gia tiên và thần linh, lễ cúng chúng sinh cũng cần được chuẩn bị tươm tất. Vàng mã cúng chúng sinh Rằm tháng 7 sẽ gồm có:
- Tiền vàng: Phải từ 15 lễ trở lên
- Quần áo chúng sinh: Cần chuẩn bị từ 20 - 50 bộ
- Tiền chúng sinh: Càng nhiều càng tốt.
Chuẩn bị vàng mã cúng chúng sinh
2/ Bài cúng đốt mã Rằm tháng 7
Về nội dung bài cúng đốt mã Rằm tháng 7 sẽ như sau:
"Âm dương nhất lý
Lễ phật hoàn thành
Phần hoá kim ngân
Cúng giàng lễ tất"
hoặc
"Dương sao âm vậy
Lễ Phật đã xong
Phần hoá vàng bạc
Cúng dàng đã xong"
Bài cúng đốt mã Rằm tháng 7
3/ Hướng dẫn đốt vàng mã Rằm tháng 7 đúng cách
Cách ghi quần áo gửi người âm
Khi gửi quần áo cho người âm, bạn cần ghi đầy đủ những thông tin như:
- Họ và tên đầy đủ của người đã mất
- Giới tính
- Ngày, giờ ra đi
Cách ghi quần áo gửi người âm
Giờ đốt vàng mã Rằm tháng 7?
Theo dân gian thì ngày 2/7 hằng năm là ngày mà Diêm Vương sẽ mở cửa Quỷ Môn Quan để cho vong hồn quay lại trần gian và đóng cổng vào 14/7 âm lịch. Do đo mà khi đốt vàng mã thì bạn cần đốt trong khoảng thời gian này.
Về thời gian đốt vàng mã thì sẽ như sau:
- Vàng mã cúng gia tiên: Theo các nhà tâm linh, lễ Vu Lan cầu siêu, cúng và báo hiếu tổ tiên thì nên thực hiện vào ban ngày.
- Vàng mã cúng chúng sinh: Nên thực hiện vào lúc chiều tối. Vì đây là cách tốt nhất để cầu cho những linh hồn không có nơi nương tựa, ban ngày có ánh sáng nên những vong hồn này không thể xuất hiện.
Giờ đốt vàng mã Rằm tháng 7?
Cách đốt vàng mã Rằm tháng 7
Khi đốt vàng mã, gia chủ nên đốt từ tốn, đốt hết vàng mã, không dùng que nhấn vào phần tiền vàng mã đang đốt và vừa đốt vừa gọi tên người đã mất để thể hiện sự tôn trọng.
Khi đốt vàng mã, gia chủ nên chọn khoảng sân sạch sẽ để thực hiện cũng như phải đợi nhang tàn gần hết mới được hóa vàng. Cần hóa vàng theo thứ tự là gia thần rồi mới đến gia tiên. Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: “Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới”.
Cách đốt vàng mã Rằm tháng 7
4/ Lưu ý khi đốt vàng mã Rằm tháng 7
- Không được dùng “cây khấn” chọc vào vàng mã đang đốt. Ông bà ta quan niệm rằng làm như vậy sẽ khiến phần tro nát hết, bất kính với các linh hồn.
- Đốt từ từ và đợi lửa tự tắt, chứ không được dội thẳng nước vào để dập khi lửa chưa tàn hết.
Lưu ý khi đốt vàng mã Rằm tháng 7
Trên đây là những chia sẻ về cách mua vàng mã cúng rằm tháng 7, cách đốt vàng mã cũng như những lưu ý mà Đồ Cúng Tâm Linh muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn sẽ thấy những thông tin này hữu ích.