Gà cúng lễ
Từ xa xưa gà luộc đã là món không thể thiếu trên mâm cỗ cúng của người Việt đặc biệt trong lễ Giao thừa và gia tiên ngày Tết. Mặc dù đã quá quen thuộc nhưng nhiều người, nhiều gia đình không biết cách đặt gà cúng như thế nào cho đúng. Bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách đặt gà cúng trong mâm cỗ Tết để có được nhiều lộc cho gia đình trong năm mới.
Khi chuẩn bị mâm cỗ giao thừa cúng ngoài trời, phải đặt gà cúng lên đĩa to, tháo dây buộc (nếu có), bầy ngay ngắn trên đĩa, tiết lòng đặt dưới bụng gà, mỏ ngậm bông hoa hồng đỏ. Điều quan trọng nhất là phải đặt đầu gà quay ra đường để đón quan Hành khiển cai quan năm mới đi qua, cách đặt gà cúng như vậy còn có ý nghĩa gọi mặt trời chiếu vào nhà mình.
Còn khi đặt gà cúng trên ban thờ, theo một số chuyên gia nghiên cứu, nên quay đầu gà hướng về bát hương với tư thế được gọi là “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu” tức là há miệng, chân quỳ và cánh duỗi ra tự nhiên. Nếu làm theo cách nhiều gia đình làm có nghĩa có đầu gà hướng ra ngoài thì đó là gà không chịu chầu.
Thực tế là gà quay đầu ra ngoài sẽ đẹp hơn khi quay đầu về bát hương và phao câu chổng ra ngoài nhưng cách đặt gà cúng như vậy chỉ đẹp mắt về hình thức, chứ không đẹp về ý nghĩa tâm linh và sự thành kính.
Khi cúng lễ nên để nguyên con gà trống để thể hiện sự nghiên cẩn và đẹp mắt, nếu là gà mái thì có thể chặt miếng nhưng không thể đẹp bằng. Khi chặt thì nên để nguội chứ không nên chặt lúc thịt gà còn nóng vì sẽ bị nát và méo mó, bắn bẩn xung quanh. Cũng không nên cúng gà quay rán, ninh, rang… vì hình thức không đẹp, mất đi sự nghiêm cẩn.
Mặt khác theo phong tục của người Việt Nam gà trống là vật lễ không thể nào thiếu trong những mâm cỗ cúng. Bởi, gà trống là một con vật có đủ những đức tính mẫu mực mà người đàn ông cần có và phát huy. Do đó, cúng gà trống chính là cách thể hiện mong muốn con cháu sau này được hưởng những cái đức tính đó:
-
Võ: Cựa gà là một vũ khí biểu tượng cho Võ.
-
Dũng: Trong đàn, con gà trống luôn là con vật sẵn sàng đánh nhau, thậm chí sẵn sàng chí tử đến chết để bảo vệ cho bầy đàn của mình. Đây chính biểu tượng cho Dũng khí.
-
Nhân: Có thể thấy, khi được cho ăn, con gà trống đầu đàn luôn gọi bầy đàn của mình đến rồi mới thủng thẳng ăn cùng nhau. Chứ không bao giờ ăn một mình. Đây là biểu tượng cho Nhân.
-
Tín: Con gà trống luôn gáy đúng giờ bất kể vào mùa nào. Đây là một biểu tượng cho chữ Tín.
Như vậy, qua đây ta có thể lý giải tại sao gà trống luôn được chọn trong mâm cỗ cúng chứ không bao giờ chọn gà mái.
#Gà cúng lễ, Gà cúng lễ, Gà cúng lễ