icon icon icon icon

Cúng Tết Đoan Ngọ (còn gọi là Tết diệt sâu bọ) ở Việt Nam là một trong những phong tục có từ lâu đời, vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, tùy mỗi địa phương mà người dân sẽ ăn Tết theo những cách thức và sử dụng các loại thực phẩm khác nhau. Vậy thủ tục cúng Tết Đoan Ngọ ra sao và cần chuẩn bị những đồ lễ gì trong ngày lễ Tết đoan ngọ?

Nội dung bài viết:

  • 1. Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết Đoan Ngọ
  • 2. Những điều nên làm trong ngày tết Đoan Ngọ
  • 3. Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?
  • 4. Các loại bánh cúng Tết Đoan Ngọ đúng phong tục Việt Nam xưa
  • 5. Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ gồm những loại trái cây gì?
  • 6. Nên cúng Tết Đoan Ngọ vào giờ nào?
  • 7. Bài cúng Tết Đoan Ngọ theo văn khấn cổ truyền Việt Nam

1. Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết Đoan Ngọ

Theo những lời truyền tụng từ dân gian ngày 5 tháng 5 được gọi là ngày cúng Tết Đoan Ngọ vì “ đoan” có nghĩa là ở giữa, là thẳng vì vậy có nơi còn gọi ngày 5 tháng 5 là ngày Tết đoan ngũ. Đặc biệt, ở các vùng quê nông thôn Việt Nam ngày 5 tháng 5 có tên gọi thân thuộc hơn là ngày “ giết sâu bọ” lý do lý giải cho tên gọi này đó là do thời tiết ở Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng tháng 5 âm lịch là thời điểm khí hậu nóng, côn trùng, sâu bọ sinh sôi nảy nở nhiều làm hại tới mùa màng cũng như làm ảnh hưởng tới việc trồng trọt, làm hoa màu của người dân. Vì vậy, người nông dân trước đây quan niệm rằng khi làm lễ cúng vào ngày này thì trời đất sẽ phù hộ cho con người không bị sâu bọ phá hoại mùa màng, hoa màu nữa.

Cúng tết Đoan Ngọ

Cúng Tết Đoan Ngọ - một phong tục truyền thống của Việt Nam

2. Những điều nên làm trong ngày tết Đoan Ngọ

Tắm bằng thảo mộc: Để xua đi tà khí trong cơ thể con người, người xưa tương truyền rằng nếu và ngày tết Đoan Ngọ con người tắm bằng các loại thảo mộc thì tà khí sẽ được xua tan mang lại tinh thần thoải mái cho con người.

Hái lá thuốc: Vào 12h trưa ngày 5 tháng 5 hàng năm các bà các mẹ thường đi hái các loại lá cây quen thuộc thường để làm thuốc như lá ngải cứu, kinh giới, tía tô, xả, bưởi, cam thảo. Lá thuốc sau khi hái sẽ được phơi khô hãm nước uống dần.

Phóng sinh: Để tu nhân tích đức cho gia đình và người thân người ta cũng thường phóng sinh vào ngày tết Đoan Ngọ. Ngoài ra, phóng sinh cũng là phương pháp loại bỏ những chuyện đau buồn một cách hiệu quả nhất. Bạn có thể đi lễ chùa cầu phật, cùng người thân của mình đi làm từ thiện...Những việc làm ý nghĩa ấy sẽ giúp bạn có một cái tâm trong sạch, thanh tịnh.

Quét dọn phòng vệ sinh: Phòng vệ sinh thường là nơi "trú ngụ" của rất nhiều vi khuẩn, côn trùng gây hại. Vì thế dọn dẹp phòng vệ sinh sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe một các tốt nhất, phòng tránh được những căn bệnh gây hại.

3. Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?

Mâm cỗ cúng Đoan Ngọ chuẩn nhất theo truyền thống Việt Nam có các lễ vật sau:

  • Xôi lạc và thịt vịt
  • Hương, hoa tươi, vàng mã, nước, rượu nếp
  • Các loại quả theo mùa như mận, vải, hồng xiêm, dưa hấu…
  • Các loại bánh như bánh tro,chè trôi nước; cơm rượu nếp; bánh bá trạng...

Mâm cúng tết Đoan Ngọ

Mâm cỗ cúng Đoan Ngọ đầy đủ

4. Các loại bánh cúng Tết Đoan Ngọ đúng phong tục Việt Nam xưa

  • Bánh tro

Bánh tro và nhiều nơi trong khu vực miền nam gọi là bánh ú, một loại bánh dân giã được làm từ gạo nếp ngâm với nước tro và gói trong lá chuối, lá dong. Bánh tro dễ ăn, thanh mát và bên trong có nhân mặn (thịt kho) hoặc nhân ngọt (đậu xanh với đường/mật) cũng có nơi gói bánh không có nhân và khi ăn có thể chấm kèm với mật mía.

  • Chè trôi nước

Với người miền Bắc, đặc biệt món chè trôi nước chỉ được dùng để cúng trong ngày tết Hàn thực thì món chè được làm từ gạo nếp, với nhân đường hoặc nhân đậu xanh này là được người dân miền Nam cúng Tết Đoan Ngọ. Chè trôi nước thường được nấu với mật mía hoặc với đường phèn thêm một chút gừng tươi nên theo quan niệm dân gian vị ngọt của mật quyện với vị ấm nóng của gừng sẽ giết được sâu bọ.

  • Cơm rượu nếp

Một món ăn phổ biến và rất được ưa chuộng ở cả 3 miền Nam Bắc, cơm nếp được nấu chín, trộn men ủ kín sau 3 ngày đem ra thường có vị cay nồng của rượu, vị ngọt thanh và mùi thơm của gạo nếp, cơm rượu nếp là món ăn được ưa chuộng bởi có thể kết hợp ăn cùng sữa chua rất tuyệt.

  • Bánh bá trạng

Một loại bánh hay được người miền Nam sử dụng trong lễ cúng Tết Đoan Ngọ, bánh có nguồn gốc từ Trung Quốc với hình dạng tương tự bánh tro của Việt Nam nhưng được gói bằng lá tre. Nhân bánh gồm nhiều hương vị kết hợp bởi được làm từ các nguyên liệu thịt lợn tươi ngon, lạp xưởng, trứng muối, tôm khô, các loại nấm sạch.

5. Mâm cỗ cúng tết đoan ngọ gồm những loại trái cây gì?

Ngoài các loại bánh cúng, lễ cúng Tết Đoan Ngọ còn có thêm các loại trái cây cúng theo mùa để bày lên mâm lễ và ăn để giết sâu bọ.

Theo sở thích của mỗi gia đình sẽ mua những loại quả khác nhau để chuẩn bị cho lễ cúng có thể là vải, mận, nhãn, hồng xiêm, đu đủ, chuối....tuy nhiên rất nhiều địa phương cho rằng hai loại quả không thể thiếu trong lễ cúng Tết Đoan Ngọ đó là quả mậm và quả vải vì họ cho rằng mận và vải là hai loại quả đặc trưng của tết đoan ngọ; cũng có rất nhiều địa phương lại cho rằng vào ngày tết đoan ngọ cần phải ăn lạc luộc cùng với cùi dừa già để sâu bọ trong người được “ giết”.

6. Nên cúng Tết Đoan Ngọ vào giờ nào?

Có rất nhiều ý kiến về việc giờ cúng của ngày tết đoan ngọ, vậy cúng Tết Đoan Ngọ vào lúc nào thì đúng?

Có thể thấy rằng câu trả lời thủ tục cúng Đoan Ngọ và giờ nào là đúng nhất là một câu trả lời khó vì theo tên gọi “ Đoan ngọ” có nghĩa là 12h trưa là đúng nhất, nhưng lại có nhiều người nói rằng, “ đoan ngọ” ở đây chỉ việc 12h trưa có thể đi cắt những loại lá trong dân gian đem về phơi sau đó đun nước uống trong cả năm thì không còn sợ sâu bọ trong người còn việc làm lễ và cúng thì phải được thực hiện từ buổi sáng.

Với sự bận rộn của công việc và thời gian làm việc của con người hiện nay, hầu hết ngày Tết Đoan Ngọ chỉ mang tính hình thức và để giữ gìn nên cũng không thể cứng nhắc trong việc giờ cúng, chỉ cần bạn có lòng thành và chuẩn bị lễ vật cũng như bài văn khấn cổ truyền thì bạn có thể cúng tết đoan ngọ ở thời gian phù hợp với công việc của gia đình bạn.

7. Bài cúng Tết Đoan Ngọ theo văn khấn cổ truyền Việt Nam

Lễ cúng Đoan Ngọ rất quan trọng, tuy nhiên mọi thứ sẽ không còn hoàn hảo nếu như việc chuẩn bị bài khấn của bạn chưa đúng. Sau đây là bài văn khấn tết đoan ngọ cổ truyền của Việt nam được những người lớn tuổi chia sẻ:

“Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn thần

Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ chúng con là: …………………

Tuổi: ………………

Ngụ tại: ……………………………………………………………

Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!”

Hy vọng với những chia sẻ ở trên bạn đã có những thông tin hữu ích trong việc chuẩn bị thủ tục cúng Tết Đoan Ngọ cho gia đình mình.

ĐĂNG KÝ THÔNG TIN KHUYẾN MÃI

Giỏ hàng