icon icon icon icon

Theo phong tục truyền thống của người Việt, cưới hỏi là một trong những sự kiện trọng đại của mỗi gia đình. Do đó mâm quả cưới luôn được chú trọng đặc biệt. Rất nhiều người khi chuẩn bị đồ lễ thường lúng túng, không biết mâm quả cưới gồm những gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để có sự chuẩn bị trọn vẹn nhất trong ngày cưới của bạn nhé.

Nội dung bài viết:

  • 1. Mâm quả ngày cưới ở miền Bắc gồm những gì?
  • 2. Mâm quả ngày cưới ở miền Nam gồm những gì?
  • 3. Cách trang trí mâm quả cưới
    • 3.1. Mâm trầu cau - trăm năm hạnh phúc
    • 3.2. Trà, rượu và nến - thể hiện sự tôn kính với tổ tiên
    • 3.3. Bánh phu thê - vợ chồng đồng thuận, gắn kết yêu thương nhau
    • 3.4. Xôi gấc đỏ son sắt bền chặt
    • 3.5. Hoa quả - mong muốn hôn nhân ngọt ngào "cầu đủ xài"
    • 3.6. Heo quay
  • 4. Ý nghĩa các lễ vật trên mâm quả đám cưới
  • 5. Tuần tự trao mâm quả trong ngày cưới

1. Mâm quả ngày cưới ở miền Bắc gồm những gì?

Mỗi địa phương có những tục lệ truyền thống riêng, nét văn hóa riêng. Nên cách chuẩn bị mâm quả cưới hỏi cũng có thể có đôi chút khác nhau. Ở bắc thường quan tâm đến yếu tố phong thủy, tâm linh nên số mâm quả trái cây thường là lẻ. Tùy theo điều kiện mỗi gia đình, có thể chuẩn bị 3 tráp, 5 tráp, 7 tráp, 11 tráp, hoặc có thể là 13 tráp tùy theo điều kiện.

mâm quả cưới gồm những lễ vật gì
Mâm quả cưới - lễ vật quan trọng cho lễ cưới

Số lễ vật được bày trong mỗi mâm tráp thường được lấy số chẵn, với mong muốn có sự trọn vẹn, vuông đầy.

Các lễ vật trong bộ mâm quả cưới bao gồm: quả trầu cau, bánh cốm bánh đậu xanh tùy theo địa phương, gói chè uống, con lợn quay hoặc con gà luộc tùy theo điều kiện từng gia đình, xôi nấu với gấc đỏ, mứt làm bằng hạt sen, rượu, thuốc lá, các loại quả.

2. Mâm quả ngày cưới ở miền Nam gồm những gì?

Ở miền nam có phong tục khác so với miền bắc, nên cách làm mâm quả cưới cũng có những khác biệt. Họ không chọn số mâm tráp là con số lẻ mà chọn con số chẵn. Thường là con số 8, bởi theo quan niệm số 8 là số phong thủy. Theo nghĩa Hán Việt thì 8 có nghĩa là bát, khi đọc lái đi sẽ trở thành phát, phát trong phát tài, phát lộc.

Các lễ vật truyền thống bao gồm: quả trầu cau, chè uống, rượu, bánh cốm, bánh xu xê, các loại trái cây, bánh kem, xôi nấu với gấc đỏ, quần áo, áo dài, vòng vàng, nhẫn.

3. Cách trang trí mâm quả cưới

Trước khi diễn ra lễ ăn hỏi, 2 bên nên thống nhất với nhau để nhà trai chuẩn bị trang trí mâm quả cưới đẹpđược chu đáo hơn, lễ ăn hỏi cũng suôn sẻ hơn. Cách trang trí như sau:

3.1 Mâm trầu cau - trăm năm hạnh phúc

mam qua cuoi hoi can gi
Mâm quả cưới đẹp

Dân gian thường truyền miệng câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Quả đúng như vậy, mỗi câu chuyện khi bắt đầu phải có miếng trầu mới đúng lễ nghĩa. Chính vì vậy tại mỗi mâm quả cưới hỏikhông thể thiếu miếng trầu, quả cau. Số quả cau thường xuất hiện là số lẻ, con số thường dùng nhất là 105, vì 105 là tượng trưng cho sự sinh sôi và nảy nở. Đôi lứa nên duyên sẽ mãi hạnh phúc bền lâu. Khi kết hay đặt mâm quả cưới sẽ đan xen 2 lá trầu với 1 quả cau, tổng cộng sẽ là 210 lá trầu.

3.2 Trà, rượu và nến - thể hiện sự tôn kính với tổ tiên

Mâm quả cưới hỏi sẽ có trà rượu và nến là những lễ vật thể hiện sự cung kính đối, lòng biết ơn đối với ông bà tiên tổ trong ngày cưới. Có thể nói trà rượu là lời mời của bốn họ đối với tổ tiên, mong ông bà sẽ chứng giám cho hạnh phúc lứa đôi của con trẻ.

Vị hương nồng cay của rượu có ý nghĩa là sự nồng nàn, ấm áp. Đôi trẻ bên nhau sẽ luôn có những khoảnh khắc như vậy. Trong cách sắp xếp mâm quả cưới ở miền nam thường có nến. Nến thắp trên bàn thờ gia tiên lung linh là minh chứng cho bạn trẻ đã thành đôi vợ chồng.

3.3 Bánh phu thê - vợ chồng đồng thuận, gắn kết yêu thương nhau

Bánh phu thê là một trong 6 mâm quả cướiquan trọng không thể thiếu cho bất kỳ đám hỏi nào. Ở một số nơi người ta yêu cầu còn dùng bánh cốm. Theo quan niệm của người dân miền nam, bánh phu thê là biểu tượng của thể hiện sự hòa hợp giữa trời và đất, nên còn được gọi là bánh âm dương.Sự có mặt của bánh giúp cho cuộc sống vợ chồng trở lên bền chặt hơn. Loại bánh này có sự khác biệt nhỏ giữa 2 vùng nam và bắc. Ở miền nam họ thường nắn cho bánh hình vuông, sau đó gói bên ngoài bằng lá dứa.

3.4 Xôi gấc đỏ son sắt bền chặt

mâm quả cưới miền nam khác gì so với các miền khác
Ngày cưới mâm quả được chuẩn bị đầy đủ

Xôi là món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam. Khắp các địa phương trên cả nước không ai mà không biết đến món ăn quen thuộc này. Được nấu từ gạo nếp và quả gấc đã tạo nên món xôi đỏ đẹp tuyệt vời. Xôi gấc là sự ấm no, sắt son và bền chặt.

Nếu gia đình chuẩn bị gà luộc thì bên trên đĩa xôi thường đặt con gà. Và chúng ta thường thấy mâm quả cưới miền bắc như thế này .

Nếu chuẩn bị lợn quay thì thường đĩa xôi được trang trí riêng, lợn quay được bày riêng 1 mâm. Và chúng ta thường thấy trong mâm quả cưới miền nam.

3.5 Hoa quả - mong muốn hôn nhân ngọt ngào "cầu đủ xài"

Hoa quả, trái cây cũng là lễ vật quan trọng không thể thiếu trong mâm quả cưới. Các loại quả thường dùng tại miền nam là quả táo, quả nho, quả mãng cầu, quả đu đủ, quả xoài,... Mâm quả ngày cưới là tượng trưng cho cuộc sống vợ chồng luôn ngọt ngào, cầu đủ xài. Không nên chọn những loại quả mang lại sự xui xẻo như chuối với nghĩa là chúi, cam với nghĩa là chịu đựng cam chịu, lê với nghĩa là lê lết,...hay những loại quả có vị đắng chát cũng không nên dùng.

3.6 Heo quay

Heo quay là lễ vật tượng trưng cho vị mặn, đây là vị của sự no đủ. Ngoài sự ngọt ngào của hoa quả cần phải có sự mặn mà của thịt. Cũng như vậy cuộc sống mới tròn đầy.

Trên đây là 6 mâm quả cưới cần có của một đám hỏi. Tuy nhiên những người có điều kiện còn có thêm những lễ vật sính lễ khác cũng như quần áo, áo dài cho nàng dâu, bông tai, dây chuyền vàng,... Ở miền nam thường phổ biến hơn ngoài bắc và miền trung. Đây là sự quan tâm, chăm sóc, sự chu đáo của mẹ chồng dành cho nàng dâu.

Ngày nay với sự hiện đại, cuộc sống bộn bề công việc nên một số gia đình thường đặt mâm quả cưới để có nhiều thời gian chuẩn bị cho những công việc khác.

4. Ý nghĩa các lễ vật trên mâm quả đám cưới

mâm quả cưới miền nam khác gì so với các miền khác
Bộ mâm quả ngày cưới đầy đủ

Tuy lễ vật giữa 2 miền nam bắc có khác nhau, nhưng ý nghĩa mà các lễ vật xuất hiện trong mâm lễ giống nhau.

Ý nghĩa của trầu cau: Đây là lễ vật giúp nhà trai có thể mở lời để xin phép họ nhà gái về chuyện xin đón dâu.

Ý nghĩa của chè, rượu, thuốc lá: Đây là tấm lòng của bậc con cháu muốn dâng lên các đấng tổ tiên, nhờ sự chứng giám của tổ tiên, xin sự chúc phúc từ ông bà tổ tiên.

Ý nghĩa của bánh phu thê: Là thể hiện tình nghĩa của phu thê luôn bên nhau giống như chiếc bánh.

Ý nghĩa của lợn quay, gà luộc: Đây là sự mặn mòi không thể thiếu trong các gia đình.

Ý nghĩa của xôi gấc: Màu đỏ của xôi gấc đem lại sự may mắn cho cặp đôi trẻ. Không những vậy xôi gấc còn là sự thủy chung gắn bó giữa hai vợ chồng.

Ý nghĩa của mứt hạt sen: Đây là lời chúc dành cho đôi bạn trẻ nhanh có con đàn cháu đống để vui vầy.

Ý nghĩa của hoa quả: Mỗi một loại quả là thể hiện một ước nguyện của gia chủ dành cho đôi vợ chồng.

Mỗi mâm quả cưới sẽ mang những ý nghĩa riêng.

Nếu nhà gái có mong muốn được chuẩn bị những lễ vật khác, có thể yêu cầu nhà trai. Không cần thiết phải quá cứng nhắc theo những lễ vật trên. Tuy nhiên cần phải có sự hài hòa, gắn kết, vui vẻ giữa hai bên. Có như vậy mới tạo nên sự khởi đầu trọn vẹn, và cuộc sống về sau mới thuận lợi.

5. Tuần tự trao mâm quả trong ngày cưới

giá mâm quả cưới bao nhiêu
Mỗi mâm quả ngày cưới sẽ mang những ý nghĩa riêng

Bước 1: Chuẩn bị

Bước chuẩn là rất quan trọng quyết định sự hoàn hảo của lễ ăn hỏi. Hai bên cần yêu cầu có buổi gặp mặt trước để trao đổi với nhau. Hai bên sẽ thống nhất về mâm quả cưới hỏi gồm những gì?

Nhà trai sẽ được chủ động chuẩn bị các đồ lễ như đã thống nhất, tìm người bê tráp. Mỗi một mâm sẽ có một người bê. Theo tập quán, thường những người bê tráp của họ trai phải là con trai chưa lập gia đình. 

Nhà gái sẽ phải tìm một đội bê tráp để đón các mâm lễ từ nhà trai. Thông thường đội bê tráp nhà gái phải là nữ chưa lập gia đình.

Bước 2: Rước tráp

Tráp được mang đi từ nhà trai đến nhà gái, nhà trai chú ý sắp xếp thời gian sao cho hợp lý để khi đến nhà gái đúng với giờ đẹp đã định sẵn.

Bước 3: Trao quả

Khi đến nhà gái, đã đến giờ đẹp, đội hình nhà trai sẽ xếp thành hàng theo thứ tự từ lớn đến bé, ông, bà, bố, mẹ, cô, dì, chú, bác đi trước. Sau đó đến chú rể, cuối cùng là đội bê tráp.

Họ trai đi vào, họ gái ra chào hỏi

Đội tráp của nhà trai bê mâm tráp vào và đội tráp của họ gái đón mâm tráp, sau đó đưa vào trong nhà.

Đội bê tráp cả hai họ sẽ nhận lì xì từ nhà trai và gái, sau đó 2 bên trao lại cho nhau để trả lại duyên. 

Bước 4: Nhận quả và mở quả

Sau thủ tục trao tráp, cả hai bên cùng nhau ngồi trò chuyện xơi trầu, uống nước. Sau đó giới thiệu người đại diện, ông tơ, bà nguyệt của buổi lễ.

Đại diện của bên nhà trai phát biểu, xin cưới cô dâu. Đại diện nhà gái đáp lời, cảm ơn nhà trai, tán thành ý kiến nhà trai và xin nhận tráp.

Hai bên đại diện cùng nhau mở tráp

Bước 5: Cô dâu ra mắt hai họ

Mẹ của cô dâu hoặc người lớn tuổi trong nhà sẽ dẫn nàng dâu ra mắt họ hàng 2 bên

Cô dâu và chú rể cùng nhau ra mắt, chào hỏi, mời nước hai bên

Bước 6: Làm lễ gia tiên nhà gái

Sau khi ra mắt xong, mẹ của nàng dâu đưa cho cô dâu lễ vật, dâng lên ông bà tổ tiên. Sau đó cả cô dâu và chú rể cùng nhau thắp hương lên bàn thờ.

Bước 7: Bàn bạc về lễ cưới

Tại lễ ăn hỏi, hai bên bàn bạc nhau về lễ đón dâu, lễ cưới

Cô dâu và chú rể tiếp tục mời nước những quan khác tham dự buổi lễ.

Bước 8: Lại quả

Cuối cùng nhà gái chia mâm quả cưới thành 2 phần rồi lại quả cho nhà trai. Lưu ý lại quả cho nhà trai theo số chẵn, cần xé đôi thì xé bằng tay chứ không được dùng dao kéo. Trước khi trao cho nhà trai thì nhà gái để nắp mâm tráp ngửa, để hở.

Sau khi lại quả xong thì nhà trai xin phép ra về và kết thúc buổi lễ.

Trên đây là hướng dẫn cách chuẩn bị mâm quả cưới và giải đáp thắc mắc mâm quả cưới gồm những gì. Hy vọng các bạn sẽ có thông tin bổ ích để chuẩn bị chu đáo cho lễ ăn hỏi nhé.

ĐĂNG KÝ THÔNG TIN KHUYẾN MÃI

Giỏ hàng