NGHI THỨC CÚNG CÔ HỒN
Theo quan niệm người Việt Nam xưa, tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn, là tháng xui xẻo nên tránh làm các việc lớn. Để tránh rước các vong linh cô đơn này vào nhà, người ta thường tiến hành nghi thức cúng cô hồn nhằm cầu bình an và cứu giúp những linh hồn bất hạnh này. Vậy cúng cô hồn như thế cho đúng và đảm bảo thiêng nhất, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Nội dung bài viết:
- 1. Nguồn gốc của nghi thức cúng cô hồn
- 2. Nghi cúng cô hồn vào thời gian nào?
- 3. Sắm lễ gì để cúng cô hồn?
- 4. Bài cúng cô hồn tháng 7
- 5. Lưu ý trong nghi thức cúng cô hồn Huế

Cúng cô hồn là một nghi thức đã tồn tại từ lâu
1. Nguồn gốc của nghi thức cúng cô hồn
Cúng thí thực cô hồn là nghi thức tồn tại từ xa xưa, phổ biến ở Trung Quốc và Việt Nam. Có thể nói, nghi thức cúng cô hồn tháng 7 này bắt nguồn từ giáo lý của Phật giáo (Phật tử). Những người theo đạo phật thường thờ cúng tổ tiên với tâm niệm tưởng nhớ người đã khuất đồng thời cầu bình an. Nghi cúng cô hồn cũng từ đây mà ra, họ cho rằng những hồn ma cô đơn (ma đói), lang thang kia thật tội nghiệp vì không có chỗ để đi, không ai thờ cúng nên vào tháng 7 âm lịch, khi họ được diêm vương mở cửa về chốn nhân gian thì việc cúng cô hồn sẽ giúp họ có một thời gian ăn no mặc ấm.
Ngoài việc đó, người ta còn cho rằng những tất cả cô hồn này là những điềm xui xẻo, nếu vào nhà sẽ mang đến những điều không may, làm việc gì cũng không thuận lợi vì vốn dĩ cô hồn là những vong thân không nơi nương tựa, họ cô đơn, lạnh lẽo và khi được giải thoát nếu rước vào nhà sẽ bấu víu vào các gia đình để quấy phá.
Như vậy, nghi cúng cô hồn lai là một nghi thức đã tồn tại từ rất lâu đối với người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. Họ thực hiện việc thờ cúng thường niên như thế này để tránh rước vong về nhà làm xui xẻo và đồng thời cũng giúp đỡ tất cả cô hồn có cái ăn cái mặc, không phải lang bạt khắp nơi quấy phá người dân.
2. Nghi cúng cô hồn vào thời gian nào?
Như đã biết, nghi cúng cô hồn được thực hiện vào tháng 7 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, không phải người ta đều cúng nguyên cả tháng 7 mà thường từ mồng 1 đến 15 tháng 7 âm lịch, trùng với lễ Vu Lan của Phật giáo.
Ở Việt Nam, việc cúng cô hồn như cách cầu bình an, thờ cúng âm binh nhờ cậy họ giúp đỡ cho gia đình mình nên ngoài dịp cúng thí thực cô hồn lớn nhất vào tháng 7 thì người ta cũng cúng hầu như quanh năm. Thường vào ngày mồng 2 và 16 mỗi tháng thì người ta cũng thờ cúng cho cô hồn tại chùa. Vào các dịp lớn của gia đình như kỵ, giỗ tổ tiên, người đã khuất hay lễ tết nguyên đán,… thì người dân cũng dành một phần lễ để cúng cho tất cả cô hồn.
3. Sắm lễ gì để cúng cô hồn?
Khi thực hiện nghi thức cúng cô hồn Huế, không phải cứ bày biện ra cái gì cúng cũng được mà phải sắm những thứ cần thiết để cúng cho chuẩn xác và người âm cũng nhận được lễ chúng ta đã cúng. Thực ra, tùy vào điều kiện từng người, từng nhà mà sắm số lượng đồ lễ nhiều hay ít, chất lượng hay vừa phải. Chủ yếu là tấm lòng, trong tâm luôn hướng thiện, cầu hạnh phúc, bình an thì cúng ít hay nhiều cô hồn các Đảng cũng hiểu được, như người ta hay nói “tu tại tâm”. Về số lượng thì như đã nói tùy vào điều kiện từng nhà không còn gì bàn cãi nhưng cơ bản cần sắm một số lễ như hương, hoa, đèn, gạo, muối, nước lã, các loại tiền vàng, áo quần giấy và tiền lẻ,…ngoài ra còn có các món tráng miệng, món ăn chính.
Việc sắm lễ cúng liên quan đến ý định cúng của mỗi gia đình, nhiều gia đình chọn cúng chay như trong các chùa, nhiều nhà thì cúng mặn. Nếu chọn cúng chay, các lễ vật thường đơn giản hơn so với cúng mặn, ngoài hương, hoa, đèn, gạo, muối, nước lã thì còn có các món chay như bánh kẹo, trái cây, xôi chè,… Đối với các gia đình chọn nghi cúng cô hồn theo cúng mặn thì ngoài các lễ vật cơ bản trên còn có các món mặn như gà, vịt, món xào, món nước, rượu, nhiều nhà chịu chi cúng nguyên con heo quay, việc này còn tùy vào khả năng từng nhà.
Điểm đặc biệt trong nghi cúng cô hồn mà chúng ta thường thấy là nghi cúng cô hồn cúng cháo (loại cháo trắng nấu loãng). Sở dĩ phải cúng cháo loãng vì người ta quan niệm rằng những cô hồn thường có thực quản nhỏ hẹp, họ rất khó để ăn các loại thức ăn bình thường nên cháo loãng vừa có chất dinh dưỡng vừa dễ tiêu hóa mà cách nấu cũng đơn giản.

Sắm lễ dành cho lễ cúng cô hồn
4. Bài cúng cô hồn tháng 7
Khi thờ tự hay cúng bái, người ta không chỉ đặt lễ và thắp hương mà còn đọc bài khấn thể hiện mong muốn biết ơn, cầu bình an cho gia đình. Nghi thức cúng cô hồn cũng vậy, cần phải có bài văn khấn bài bản để mời gọi các linh hồn cô đơn về thưởng thức món ngon mà gia đình bạn chuẩn bị đồng thời nhờ vả, cầu xin họ đừng vào nhà quấy rối, phù hộ gia đình may mắn, làm ăn phát đạt.
Nếu kể tới bài khấn cô hồn và nổi tiếng phải kể đến văn tế thập loại chúng sanh của đại thi hào Nguyễn Du, bài văn này nhắc tới mọi loại người trong xã hội, nói đến nhiều oan hồn, nhiều cái chết thảm khóc và các bài văn tế cô hồn được thực hiện ngày nay cũng dựa vào bài văn tế này, thay đổi theo tình hình địa phương để cầu khấn. Với những nhà có người lớn hoặc người theo đạo phật, thường bài khấn của họ sẽ rất bài bản như các bài khấn của các thầy chùa “ Nam mô a di đà phật, Nam mô đa bảo như lai”,… Còn với những nhà không rành về việc khấn vái cúng cô hồn, thường người ta chỉ nếu rõ tên, tuổi, địa chỉ và tâm nguyện, mong ước, cầu mong và mời bà con cô bác khắp nơi, các vong hồn cô quạnh, các chiến sĩ trận vong, các oan hồn vô danh,… đến ăn và hưởng lộc từ gia đình, mong có tấm áo để mặc ấm, có miếng ăn no để lấp bụng.
5. Lưu ý trong nghi thức cúng cô hồn Huế
Trong nghi cúng cô hồn huế, thường người ta sẽ cúng chay, tức không có gà và xôi, còn với các người dân nam bộ, họ thường cúng gà luộc nguyên con. Việc cúng chay hay cúng mặn còn gây nhiều tranh cãi, tuy nhiên việc này còn tùy thuộc vào tập quán của các địa phương khác nhau nên không thể đánh giá một cách chủ quan.

Mâm cúng của lễ cúng cô hồn cần được chuẩn bị chu đáo
Trong nghi thức cúng cô hồn, cần bày cúng ra mâm để lịch sự và thiêng, nên bày cúng ngoài trời thay vì trong nhà để cho cô hồn khắp nơi xung quanh đó có thể thưởng thức lễ vật mà gia đình đã chuẩn bị.
Việc giật cô hồn là việc hết sức bình thường, các bạn không nên quá bất ngờ hay lo lắng. Người ta quan niệm rằng để trẻ con giật càng nhiều lễ vật cúng cô hồn thì càng may mắn, giật bao nhiêu thì xui xẻo đi bấy nhiêu. Kết thúc việc cúng cô hồn ngoài ta thường rắc gạo, muối và các loại bỏng nổ ra ngoài đường, ngoài sân, không đem vào lại trong nhà và đốt các loại vàng mã, áo quần giấy.
Trên đây là những lưu ý để thực hiện nghi thức cúng cô hồn chuẩn để tránh rước vong về nhà các bạn có thể tham khảo. Của ít lòng nhiều, nếu không sắm được mâm cỗ thật hoành tráng để cúng các oan hồn thì chỉ cần bày một mâm nhỏ ngoài trời mà đầy đủ lễ cần thiết để cầu khấn, mời gọi vong linh khắp nơi tới thưởng thức. Với các nhà chuyên kinh doanh, buôn bán, cần chú ý thêm việc cúng cô hồn mùng 2 16 hàng tháng để làm ăn được suôn sẻ, phát đạt.