Cứ đến 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, các gia đình Việt Nam thường có tục lệ cúng ông Táo, ông Công về trời. Vậy vì đâu mà ông cha ta lại có tục lệ này? Và cúng ông Táo thì cần những gì? Qua bài viết đầy đủ thông tin dưới đây, chúng ta sẽ hiểu về ngày lễ văn hóa truyền thống này.

Các bạn có thể xem nhanh bài viết tại đây:

  • 1. Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ đưa ông Táo về trời
  • 2. Bài cúng ông Công ông Táo theo văn khấn cổ truyền Việt Nam
  • 3. Các lễ vật trong mâm cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất
  • 4. 4 điều cấm kị trong lễ cúng ông Công ông Táo
    • 4.1. Thời gian cúng ông Công ông Táo
    • 4.2. Đặt mâm lễ cúng dưới bếp
    • 4.3. Khấn xin tài lộc, sung túc
    • 4.4. Không được ném cá từ trên cao xuống nước
  • 5. Dịch vụ nhận đặt mâm cúng ông Công ông Táo trọn gói - Đồ Cúng Tâm Linh

1. Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ đưa ông Táo về trời

Cúng ông Táo về trời là một phong tục dân gian Việt Nam, văn hóa đã có từ rất lâu đời. Tục lệ này bắt nguồn từ sự tích “2 ông 1 bà” của Thần Táo Quân – vị thần đại diện cho Đất, Nhà, Bếp núc. Và dân gian ta vẫn thường gọi là Táo Quân hoặc ông Táo.

cách cúng ông táo chính xác nhất

Món ăn chuẩn bị cho mâm cúng ông Công ông Táo về trời

Ông cha ta kể rằng, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Hai người tình cảm rất thắm thiết, tuy nhiên cưới nhau đã lâu mà vẫn chưa có con. Vì vậy mà Trọng Cao thấy bất mãn, thường xuyên kiếm chuyện gây gổ với Thị Nhi. Một lần, vì một chuyện nhỏ mà Trọng Cao hóa thành chuyện lớn, rồi đánh đuổi vợ ra khỏi nhà.

Thị Nhi bỏ nhà ra đi, lang thang đến một nơi khác và gặp được Phạm Lang. Sau một thời gian quen biết thì hai người phải lòng nhau và kết thành vợ chồng. Còn Trọng Cao, sau khi đuổi vợ đi thì thấy rất ân hận và day dắt nên đã rời nhà để lên đường tìm Thị Nhi.

Ngày qua ngày, Trọng Cao tìm mãi không có thấy vợ mà tiền hết, gạo cũng cạn nên phải đi ăn xin dọc đường. Trong một lần tình cờ, Trọng Cao lại ăn xin đúng vào nhà Thị Nhi. Nàng nhận ra chồng cũ và nấu cơm, mời Trọng Cao vào nhà. Đúng lúc đó, Phạm Lang đi ra ngoài trở về, sợ chồng nghi ngờ nên nàng đã giấu Trọng Cao ở đống rạ sau vườn.

Nhưng chẳng may đêm ấy, Phạm Lang lại đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy Trọng Cao bị cháy trong đống ra, Thị Nhi nhảy vào cứu. Phạm Lang thương vợ, cũng nhảy vào đống lửa. Cả ba đều chết.

Thượng đế cảm động trước tình nghĩa của 3 người nên đã giao cho Phạm Lang là Thổ Công trông coi việc bếp núc, Trọng Cao là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, Thị Nhi là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa. Có trách nhiệm định đoạt may rủi, phúc họa cũng như mang lại sự bình yên cho gia chủ.

Từ đó, hàng năm đúng vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các Táo sẽ lên chầu trời để báo cáo công việc cho Thiên đình.

cúng ông táo như thế nào là đúng

Món ăn chuẩn bị cho mâm cúng ông Táo về trời

2. Bài cúng ông Công ông Táo theo văn khấn cổ truyền Việt Nam

Theo văn khấn cổ truyền Việt Nam của NXB Văn hóa Thông tin, văn khấn cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp có nội dung đầy đủ như sau:

“Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua của gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!"

3. Các lễ vật trong mâm cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất

Theo thông tin của GS Lương Ngọc Huỳnh, lễ vật đầy đủ nhất để cúng ông Công ông Táo cho các gia đình gồm có:

  • Một chiếc lọng màu đỏ có diềm vàng để che nắng che mưa.
  • Một chiếc bàn đủ lớn để đặt mâm làm lễ, mặt bàn được trải tấm vải đỏ sang trọng ngay ngắn.
  • Một miếng vải đỏ dài trải dưới đất như miếng thảm đỏ để tiễn Thần Táo Quân.
  • Một mâm cỗ cúng ông Táo đầy đủ gồm có: gà trống trắng, xôi đỏ, ba chén rượu ba màu đỏ, trắng, vàng - ba chén trà ba loại mùi vị khác nhau (màu đỏ mang lại vận khí tốt, màu trắng mang lại tài lộc, màu vàng mang lại sự bình an)

Ngoài ra mâm lễ mặn có thể thêm các món sơn hào hải vị khác tuỳ theo điều kiện của các gia đình.

  • Một mâm "ngũ quả" đầy đặn đẹp mắt, trên mâm quả có cài 9 bông hoa đồng tiền màu đỏ.
  • Ba bộ quần áo, mũ, giày cho ba vị thần (gồm: màu đỏ cho thần Thổ Công Táo Quân, màu vàng cho Thổ Thần Thổ Địa, màu trắng, cho thần Thổ Kỳ)

cung ong tao ve troi như thế nào

Cúng ông Táo nên đặt ở dưới bếp núc

  • Vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá cho ba vị mỗi vị 99 thuyền, 99 thỏi, 99 lá.
  • Cá chép 3 con, nếu mua được ba con ba màu, đỏ, vàng, trắng là tốt nhất.
  • 9 cây cây nến đỏ.
  • Thắp 9 nén nhang.
  • Quỳ xuống lễ 9 lễ.

4. 4 điều cấm kị trong lễ cúng ông Công ông Táo

4.1. Thời gian cúng ông Công ông Táo

Từ ngày 21 tháng Chạp đến trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp, các gia đình có thể làm lễ cúng ông Táo. Không được cúng sau 12h trưa ngày 23 tháng Chạp, vì lúc này các Táo Quân đã về chầu trời.

4.2. Đặt mâm lễ cúng dưới bếp

Bếp là nơi đun nấu, ăn uống của gia đình, không phải là nơi cúng lễ. Có thể nghi lễ cúng ông Táo đơn giản nhưng phải được thực hiện trên ban thờ chính, là nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất ở trong gia đình.

4.3. Khấn xin tài lộc, sung túc

Cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp có thể là tục lệ làm lễ để tiễn ông Công ông Táo về trời để báo cáo, chính vì vậy các gia chủ không có nên khấn xin tài lộc, sung túc, thay vào đó có thể xin Táo báo cáo những việc tốt đẹp trong năm qua.

4.4. Thời gian cúng ông Công ông Táo

Sau nghi thức cúng ông Công ông Táo, chúng ta thường mang cá chép đi thả xuống nước. Tuy nhiên, không được thả cá từ trên cao xuống hoặc ném cả túi bóng đựng cá xuống nước, làm như vậy cá dễ chết, sẽ làm mất đi ý nghĩa tâm linh.

5. Dịch vụ nhận đặt mâm cúng ông Công ông Táo trọn gói - Đồ Cúng Tâm Linh

Qua bài viết này, chúng tôi mong sẽ chia sẻ thông tin cho các bạn hiểu rõ hơn về phong tục văn hóa cũng như cúng ông Táo như thế nào là chuẩn nhất. Đôi khi công việc quá bận rộn khiến chúng ta có thể sẽ không có chuẩn bị đầy đủ đồ cúng ông Táo về trời. Chính vì thế mà Đồ Cúng Tâm Linh sẽ cung cấp dịch vụ nhận đặt mâm cúng ông Công ông Táo trọn gói, giúp việc cúng lễ của gia chủ đầy đủ từ A đến Z với mức giá vô cùng hợp lý. Với hơn 7 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ đồ cúng trọn gói cho hàng nghìn gia đình Việt, Đồ Cúng Tâm Linh cam kết mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho quý khách.

icon icon icon