Cúng thần tài là một nét đẹp trong phong tục tập quán của Việt Nam. Đây là một nghi lễ quan trọng giúp các gia đình cầu sự may mắn, tài lộc. Nhưng không phải ai cũng biết cách cúng theo chuẩn văn khấn cổ truyền Việt Nam. Vậy hãy cùng theo dõi và tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Nội dung bài viết:

  • 1. Ý nghĩa của việc cúng Thần Tài - Thổ Địa
  • 2. Cúng Thần Tài nên cúng vào ngày nào?
  • 3. Cúng thần tài thổ địa gồm những gì?
  • 4. Văn cúng thần tài - văn khấn cổ truyền Việt Nam
  • 5. Những lưu ý trong lễ cúng Thần Tài - Thổ Địa

1. Ý nghĩa của việc cúng Thần Tài - Thổ Địa

Truyền thuyết kể lại rằng, xưa có một vị thần đang sống ở trên trời. Một ngày nọ ông xuống trần gian du ngoạn. Một lần uống say ông đã va đầu vào đá và không nhớ mình là ai. Ông đã lưu lạc tại trần gian rất lâu, đến cả quần áo cũng bị lấy mất. Trong lúc lang thang ông được chủ cửa hàng mời ăn. Kể từ đó cửa hàng này ngày càng đông khách. Nhưng sau khi trải qua một quãng thời gian ông Thần Tài không làm gì được nên đã bị đuổi đi kể từ đó cửa hàng làm ăn ngày càng vắng khách. Những cửa hàng kinh doanh khác thấy như vậy nên đã mời ông thần tài về cho ông ăn, cho ông mặc. Và ông ở đâu thì ở đó đông khách.

Cúng Thần Tài
Cúng vía thần tài cầu mong sự may mắn

Khi ông được đưa đi mua quần áo mới, ông đến đúng địa chỉ có bán quần áo của ông lúc trước. Vậy là ông mặc quần áo rồi đội mũ bay đi mất. Ngày ông bay đi là ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch.

Chính vì điều này mà dân gian đã lưu truyền ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch hàng năm là ngày vía các vị Thần Tài. Mỗi năm vào ngày âm lịch này là các gia đình đều sắm sửa lễ cúng thần tài với mong muốn cho gia đình gặp nhiều suôn sẻ, may mắn, làm ăn phát đạt. Đối với những gia đình làm kinh doanh, làm ăn buôn bán thì không thể bỏ qua ngày vía Thần Tài. Đó là nghi thức để giúp họ cầu tài, cầu lộc, cầu bình an.

2. Cúng Thần Tài nên cúng vào ngày nào?

Phong tục của người Việt Nam cho rằng có thể thờ cúng Thần Tài vào bất kỳ thì thời gian nào trong năm. Bất cứ khi nào gia chủ có việc cần cầu xin thì nên cúng. Chứ không riêng gì ngày tết, ngày giỗ, ngày rằm, ngày vía thần tài mùng 10 tháng giêng.

Đối với những ngày thường, chúng ta chỉ cần chuẩn bị đơn giản. Bao gồm hoa quả cúng thần tài, nước, trầu cau là đủ. Đối với những dịp lễ tết thì chúng ta nên chuẩn bị mâm lễ mặn để cúng. Thời gian cúng tốt nhất là vào các buổi chiều.

3. Cúng thần tài thổ địa gồm những gì?

Để cúng thần tài thổ địa thì chúng ta cần phải chuẩn bị những lễ vật cúng thần tài thổ địa như sau: một là bàn thờ, hay là bài văn khấn, ba là lễ cúng.

- Về bàn thờ: gồm 1 tượng của ông Thần Tài; 1 bát hương. 

- Về bài cúng thần tài: Tùy theo mỗi gia chủ sẽ có cách cầu xin, thắp hương khác nhau.

- Về lễ cúng: Cần chuẩn bị những thứ sau:

  • 1 lọ hoa tươi đặt ở vị trí phía bên phải của bàn thờ, nên sử dụng hoa cúng thần tài như cúc, đồng tiền hay hồng đỏ,...
  • 1 đĩa trái cây: Nên để số quả lẻ, ít nhất là 5 loại. Theo hướng nhìn từ ngoài vào thì đĩa quả nằm ở góc bên trái của bàn thờ. 
  • 5 chén nhỏ để đựng rượu. 
  • 1 chén nhỏ để tự nước.
  • 1 chai nước.
  • 1 chai rượu
  • 2 chiếc đèn 
  • Nến khoảng 2 cốc
  • Vàng vuông: Khoảng 1 miếng.
  • Tiền vàng cúng thần tài: 1 bịch
  • Hương khoảng 5 nén
  • 1 bao thuốc lá, nên bóc bao thuốc ra và để 2 điếu thò ra bên ngoài.
  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa muối
  • Đồ mặn: 1 miếng thịt lợn luộc, 1 quả trứng vịt luộc, 1 con tôm luộc. Nếu không có tôm thì có thể thay bằng cua. Ở trong nam người dân thường có thêm một con cá lóc đã nướng chín.

Cúng Thần Tài
Cúng Thần Tài chính là để cầu tài, cầu lộc và cầu bình an

4. Văn cúng thần tài - văn khấn cổ truyền Việt Nam

Mỗi gia chủ sẽ có cách khấn, thắp hương khác nhau. Dưới đây là văn khấn cúng thần tàiđể cho các bạn tham khảo:

Nam mô a di Đà Phật quan thế âm bồ tát

Nam mô a di Đà Phật quan thế âm bồ tát

Nam mô a di Đà Phật quan thế âm bồ tát

Con xin lạy chín phương Trời, lạy mười phương Chư Phật, lạy Chư phật mười phương.

Con xin kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con xin kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con xin kính lạy Thần tài vị tiền.

Con xin kính lạy các ngài Thần linh, ngài Thổ địa cai quản nơi này.

Gia chủ con là: đọc đầy đủ họ tên của gia chủ 

Sống tại: đọc địa chỉ cụ thể nơi gia chủ đang ở.

Hôm nay chính là ngày …. tháng ….  năm……. ( thời gian các bạn cúng khác nhau, do đó cúng vào ngày nào các bạn đọc đầy đủ ngày tháng năm ra nhé. Người ta thường dùng lịch âm).

Gia chủ con thành tâm sửa soạn các hương hoa, lễ vật,...( các lễ vật có gì thì các bạn có thể kể ra) xin dâng, bày ra trước án để kính mời ngài Thần Tài tiền vị. Con Cúi xin Thần Tài thương xót gia chủ, hãy giáng lâm trước án và chứng giám cho lòng thành của chúng con, thụ hưởng lễ vật và phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con được... (đến đây các bạn có thể kể ra những tâm nguyện mà gia quyến muốn cầu xin như sức khỏe, may mắn, tiền tài,...)

Chúng con chỉ có lễ bạc nhưng tâm thành, trước án xin kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Vừa nói vừa chắp tay vái a di Đà Phật 3 lần.

Đây chỉ là văn khấn mang tính chất thông tin tham khảo trong bài cúng thần tài. Các bạn có thể linh hoạt áp dụng thông tin chứ không nên quá cứng nhắc. Có thể áp dụng làm bài cúng thần tài hàng ngày.

Cúng Thần Tài
Mâm cúng Thần tài

5. Những lưu ý trong lễ cúng Thần Tài - Thổ Địa

Đồ lễ tuy đơn giản nhưng cần phải sạch sẽ, hoa phải tươi và nên cắm trong bình làm bằng sứ, nước không bẩn. Đặc biệt không được dùng các loại quả giả để cúng. Để không xảy ra sơ suất, nên tìm hiểu kỹ thông tin về cúng thần tài thổ địa gồm những gì?

Sau khi làm lễ cúng xong thì nên để gạo và muối vào trong một cái lọ chứ không được vứt đi.

Trong khi làm lễ không được để các con vật nuôi quấy nhiễu gần khu vực bàn thờ Thần Tài.

Nên chuẩn bị nước bưởi để lau chùi bàn thờ. Trước khi làm lễ cúng thần tài cần lau cho sạch sẽ. Khăn lau để riêng không dùng để làm bất cứ việc gì.

Khi phát tán lộc chỉ phân phát cho những người trong gia đình, không phát tán cho người ngoài.

Những người buôn bán thì nên cúng ở nơi buôn bán, không nên cúng tại các đình chùa, còn những người không buôn bán có thể thực hiện ngay tại nhà.

Theo quan niệm của dân gian thì khi cúng nên đặt lễ trong nhà. Nếu đặt ở bên ngoài rất dễ bị vong quấy phá.

Bàn thờ Thần Tài nên đặt ở nơi sạch sẽ khô ráo. Tránh những vị trí không sạch sẽ, sát với nhà tắm bởi nhà tắm là nơi trút bỏ các chất ô uế từ con người. Nên bàn thờ Thần tài mà đặt tại vị trí này sẽ làm mất đi sự tôn nghiêm vốn có.

Cũng không nên đặt bàn thờ thần tài tại nơi thường xuyên qua lại. Bởi những vị trí này sẽ gây ra sự ồn ào nên không giữ được sự thanh tịnh cần có. Điều này có thể làm giảm đi sự may mắn cho gia chủ, và không thu hút được tài lộc vào nhà.

Không đặt bàn thờ thần tài hướng ra phía Đông Bắc hoặc Tây Nam. Bởi theo yếu tố phong thủy và thuyết ngũ hành thì đây là hướng của Ngũ Quỷ lên rất xấu.

Trong khi làm lễ cúng các vị thần tài các bạn cần giữ sự tôn nghiêm, ăn mặc lịch sự, không ăn mặc quá lôi thôi, lếch thếch, rách rưới. Không nói năng thô tục, cần giữ sự điềm đạm. Khi đọc văn cúng thần tài cần rõ ràng, nói đủ to.

Trên đây là những thông tin liên quan đến cúng thần tài theo chuẩn Văn khấn cổ truyền Việt Nam. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, liên hệ Đồ Cúng Tâm Linh để biết thêm chi tiết.

icon icon icon