icon icon icon icon
Đồ Cúng Tâm Linh|Vàng Mã và Mâm Cúng Trọn Gói Đạt Chứng Nhận HACCP

Bài khấn cúng đất đai, cúng Thổ Công chuẩn 2022

Nguyễn Xuân Nghĩa
Ngày 24/08/2022

Điểm neoBài khấn cúng đất đai, cúng Thổ Công chuẩn 2022

Người xưa luôn quan niệm rằng mỗi một mảnh đất đều có sự hiện diện và cai quản của thần linh. Vì thế, trong những dịp quan trọng như đầu năm, cuối năm hay khởi công, động thổ… chúng ta đều phải chuẩn bị mâm lễ và bài khấn cúng đất đai để xin phép thần linh, đồng thời mong cầu những điều tốt đẹp sẽ đến.

Điểm neoĐôi nét về lễ cúng đất đai

Trong tín ngưỡng người Việt, mỗi mảnh đất sẽ được cai quản bởi một vị thần linh, hay còn được gọi là Thổ Công (Thổ Địa). Theo đó, tổ chức lễ cúng đất đai chính là một nghi thức quan trọng mà người Việt thường làm để xin phép Thổ Công mỗi khi cần động chạm đến đất đai như xây nhà, sửa nhà, làm móng, đào giếng… Ngoài ra, vào dịp cuối năm và đầu năm, người ta cũng thường làm lễ cúng đất đai như một cách để cảm tạ thần linh, đất trời đã bảo hộ và phù trợ cho mình có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Người ta thường cúng đất vào những dịp quan trọng hoặc trước khi làm những việc động chạm đến đất đai

Bên cạnh đó, cúng đất đai còn được dân gian gọi là lễ cúng Thổ Công, Thổ Địa.

Điểm neoÝ nghĩa của lễ cúng đất đai

Thổ Công (Thổ Địa) là vị Thần trông coi cho một mảnh đất, bảo hộ cho mảnh đất đó tránh tà ma và những thế lực xấu xa. Vì lẽ đó mà người ta rất biết ơn và coi trọng vị Thần này, khi có việc cần phải làm trên mảnh đất đó, người ta thường sẽ cúng như một hình thức xin phép và cầu mong quá trình diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.

Như vậy, lễ cúng đất đai mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó là cách để gia chủ bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn đối với thần linh. Thông qua đó, gia chủ xin phép thần Thổ Công cho mình sử dụng mảnh đất mà Ngài đang cai quản. Điều này đồng thời cũng là sự mong cầu thần linh có thể phù trợ, ngăn cản sự quấy phá của các thế lực mà chúng ta không thể nhìn thấy được. Như thế, quá trình làm việc sẽ trở nên suôn sẻ, thuận lợi và nhanh chóng hơn.

Ngoài ra, vào dịp cuối năm và đầu năm, mỗi gia đình đều sẽ làm lễ cúng đất (tạ đất) như một cách bày tỏ sự cảm kích, tri ân và cảm tạ chư vị Thổ Thần đã phù hộ độ trì cho gia đình trong suốt một năm, đồng thời mong cầu sẽ được thần linh bảo vệ cho gia đình cùng mảnh đất tránh khỏi những tà khí, điềm xui rủi trong năm tiếp theo.

Điểm neoChuẩn bị mâm cúng đất đai

Trước khi tiến hành nghi lễ cúng đất và đọc bài khấn cúng đất đai, quý gia chủ cần phải chuẩn bị mâm cúng đất với những lễ vật cần thiết để bày tỏ lòng thành và được thần linh chứng giám.

Một mâm cúng đất sẽ gồm có 3 bàn, đó là bàn thượng, bàn trung và bạn hạ lễ. Mỗi bàn sẽ bao gồm rượu trắng, trầu cau và một số lễ vật riêng biệt, chi tiết như sau:

Mâm cúng đất đai gồm 3 bàn, bàn thượng, bàn trung và bàn hạ

Điểm neoBàn thượng

Bàn thượng sẽ được đặt ở vị trí đầu tiên, bên trên bàn thượng sẽ có:

  • 1 bộ Thổ Thần
  • 1 nải chuối
  • 1 con gà luộc
  • 1 đĩa xôi
  • 5, 6 chén chè

Lưu ý: Với gà luộc, bạn nên chọn gà trống tơ khỏe mạnh, mào lớn, chân vàng đều đặn, tránh chọn các con gãy cựa, gãy móng… sẽ ảnh hưởng không tốt đến gia chủ.

Điểm neoBàn trung

Bàn trung sẽ được đặt ở giữa với các lễ vật sau:

  • 5 bộ áo ngũ phương
  • 2 bộ áo Bà
  • Thịt lợn, trứng gà trắng luộc
  • Hoa tươi
  • Một số món mặn như tôm, cá…

Điểm neoBàn hạ

Bàn hạ được đặt cuối cùng với những lễ vật sau:

  • Áo binh đủ màu (số lượng là số lẻ)
  • Hạt nổ
  • Đĩa gạo, muối hạt, sắn, ngô, khoai
  • Cháo trắng
  • Hoa tươi, trái cây
  • 1 mâm cơm với 6 bát cơm trắng kèm đũa
  • 2 bát nấu, 1 đĩa xào, 1 đĩa luộc

Điểm neoVàng mã

Ngoài các lễ vật trên, gia chủ cần phải chuẩn bị đủ vàng mã để cúng Thổ Công, gồm:

  • 1 bộ ngũ phương
  • 5 ông ngựa (khác màu)
  • 5 bộ mũ áo, cờ kiếm
  • 1 bộ thần linh
  • 10 lễ tiền vàng
  • 1 ông ngựa màu đỏ kèm mũ, áo, tiền vàng và cờ kiếm
  • 1 cây vàng hoa đỏ
  • 1 cây vàng ngũ phương
  • 1 đĩa đựng
  • 50 lễ vàng để lễ gia tiên

Gia chủ có thể tùy theo phong tục vùng miền và điều kiện kinh tế để sắm lễ phù hợp. Không nhất thiết phải quá cao sang, chỉ cần không làm cẩu thả, sơ sài và thể hiện được lòng thành kính đối với ơn trên là đủ.

Điểm neoBài khấn cúng đất đai

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con kính lạy:

Quan đương xứ thổ địa chính thần.

Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần.

Hôm nay là ngày……tháng……năm……., nhằm tiết ……………………………….

Chúng con là:……………………………………………………………………………….

Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ thần linh Thổ Địa.

Gia đình chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp nơi này. Đội ơn thần linh Thổ địa che chở, ban ân, đất này được phong thủy yên lành, khí xung, mạch vượng, bốn mùa không hạn ách tai bay, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Trong ngoài ấm êm, toàn gia mạnh khỏe. Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng tôn kính. Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.

Cung kính nghĩ rằng thần linh Thổ địa sẽ tùy duyên ứng biến phù hộ cho gia đình chúng con được an cư, đạt được những điều mong ước, cho nhà cao cửa rộng, cho tăng tài tiến lộc, cho nhân vật hưng long.

Âm dữ dương đồng, dốc lòng cầu khấn, cúi xin soi tận, ý khẩn tâm thành.

Kính thỉnh Bản gia tiên tổ liệt vị chân linh đồng lai hâm hưởng.

Cẩn cáo!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Khi đọc bài khấn, gia chủ cần phải thể hiện sự trang nghiêm và thành tâm

Điểm neoLưu ý khi cúng và đọc bài khấn cúng đất đai

Khi cúng Thổ Công và đọc bài khấn cúng đất đai, gia chủ cần lưu ý các điều sau:

  • Gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc lịch sử trong khi tiến hành cúng bái để thể hiện sự tôn trọng và thành kính đối với các vị thần linh.
  • Bài khấn cúng đất đai là một bài kinh gửi lên cho các vị thần linh, vì thế bạn cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng, nên viết ra giấy và cầm lên tay để đọc, không được để giấy dưới đất vì đây là hành động thể hiện sự không tôn trọng thần linh.
  • Trong suốt quá trình đọc bài khấn cúng đất đai, gia chủ đều giữ cho mình một trạng thái tôn nghiêm, thành khẩn để thần linh chứng giám được tấm lòng thành và phù hộ độ trì cho gia đình.

Bên trên là cách chuẩn bị lễ vật và nội dung bài khấn cúng đất đai mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và chúc bạn gặp được nhiều thành công, may mắn trong cuộc sống.

#Bài khấn cúng đất đai cúng Thổ Công chuẩn 2022 ​​​​​​​#Bài khấn cúng đất đai cúng Thổ Công chuẩn 2022  ​​​​​​​#Bài khấn cúng đất đai cúng Thổ Công chuẩn 2022  ​​​​​​​#Bài khấn cúng đất đai cúng Thổ Công chuẩn 2022  ​​​​​​​#Bài khấn cúng đất đai cúng Thổ Công chuẩn 2022  ​​​​​​​#Bài khấn cúng đất đai cúng Thổ Công chuẩn 2022  ​​​​​​​#Bài khấn cúng đất đai cúng Thổ Công chuẩn 2022 


Hiểu Về Đền Ông Hoàng Mười Và Đi lễ đền quan Hoàng Mười xin lộc, cầu gì đúng?

Nghĩa Nguyễn Xuân
|
Ngày 05/11/2024

Hiểu Về Đền Ông Hoàng Mười Và Đi lễ đền quan Hoàng Mười xin lộc, cầu gì đúng? Tích xưa kể rằng ông Hoàng Mười là...

Xem thêm

Cách bày ngựa ngũ phương đúng chuẩn trong lễ cúng Tạ Đất 2022

Nguyễn Xuân Nghĩa
|
Ngày 19/10/2024

Cách bày ngựa ngũ phương đúng chuẩn trong lễ cúng Tạ Đất 2022 Lễ Tạ Đất là một nghi lễ mang ý nghĩa vô cùng sâu...

Xem thêm

Kinh Nghiệm Tổ Chức Tiệc Thôi Nôi Đầy Tháng Cho Con Yêu Tại Nhà

Nghĩa Nguyễn Xuân
|
Ngày 25/09/2024

Kinh Nghiệm Tổ Chức Tiệc Thôi Nôi Đầy Tháng Cho Con Yêu Tại Nhà Tiệc đầy tháng thôi nôi là một phong tục truyền thống của...

Xem thêm

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp Khi Đặt Hàng Tại Dịch Vụ Tâm Linh

Nghĩa Nguyễn Xuân
|
Ngày 24/09/2024

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp Khi Đặt Hàng Tại Dịch Vụ Tâm Linh Nếu bạn thấy việc tổ chức lễ cúng đầy tháng, thôi nôi,...

Xem thêm

Cùng tìm hiểu ý nghĩa của lễ vật mâm cúng Đầy Tháng - Thôi Nôi

Nghĩa Nguyễn Xuân
|
Ngày 23/09/2024

Cùng tìm hiểu ý nghĩa của lễ vật mâm cúng Đầy Tháng - Thôi Nôi Có nhiều Cha Mẹ muốn tìm hiểu về các lễ vật...

Xem thêm

ĐĂNG KÝ THÔNG TIN KHUYẾN MÃI

Giỏ hàng