BÀI VĂN KHẤN & MÂM CÚNG TẤT NIÊN
Tết cổ truyền dân tộc là một trong những dịp mà mọi người mong chờ nhất năm. Và vào ngày 30 Âm lịch, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cơm và bài cúng tất niên. Vậy tại sao lại có tục lệ này? Ý nghĩa của chúng là gì? Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu phong tục truyền thống trong ngày Tết âm lịch của nước ta mà không phải ai cũng biết.
Các bạn có thể xem nhanh bài viết tại đây:
- 1. Ý nghĩa của việc cúng tất niên cuối năm
- 2. Mâm cúng tất niên theo chuẩn 3 miền Bắc - Trung – Nam
- 3. Cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời?
- 4. Nên cúng tất niên lúc mấy giờ?
- 5. Văn cúng tất niên đúng chuẩn văn khấn cổ truyền Việt Nam
Cúng tất niên - một lễ Tết cổ truyền của dân tộc
1. Ý nghĩa của việc cúng tất niên cuối năm
Đối với người Việt Nam, Tết âm lịch chính là ngày vui sum họp, ngày đoàn tụ của người thân yêu, bạn bè, họ hàng. Chính vì thế, lễ tất niên chiều 30 Tết là ngày thiêng liêng của gia đình.
Ngoài ý nghĩa sum họp, việc cúng tất niên còn là một nghi thức tiễn đưa năm cũ, chào đón một năm mới an khang, thịnh vượng, mời ông Công ông Táo tiếp tục về trần gian để cai quản việc Đất, việc Nhà, việc Bếp núc.
Thông thường, lễ cúng tất niên sẽ diễn ra vào ngày 30 Tết âm lịch, nhưng có những gia đình điều kiện không cho phép thì sẽ làm lễ cúng vào các ngày 27, 28 hay 29 âm lịch.
2. Mâm cúng tất niên theo chuẩn 3 miền Bắc - Trung – Nam
Chúng ta đều biết mỗi địa phương sẽ có phong tục tập quán riêng, và nghi thức cúng tất niên cuối năm của 3 miền Bắc - Trung – Nam sẽ có sự khác nhau. Nhưng nhìn chung, vẫn có một số đồ cúng mà ở cả 3 miền đều có như: mâm ngũ quả, tiền vàng, hương nến, hoa tươi, bánh kẹo, rượu, trầu cau, trà,...
Nếu có sự khác nhau thì thường khác nhau ở mâm cơm cúng, có nơi cúng mâm cỗ chay, còn có nơi cũng mâm cỗ mặn, hay các món cúng khác nhau,...
Mâm cơm cúng tất niên ở miền Bắc:
Ở miền Bắc, mâm cỗ cúng tất niên sẽ chia theo lượng bát đĩa. Thông thường sẽ là 6 bát, 6 đĩa, còn với mâm cỗ lớn là 8 bát, 8 đĩa.
Mâm cúng Tất niên thường được đặt ở trong nhà
- Bát thì đựng các món ăn truyền thống như: bát móng giò hầm, miến nấu lòng gà, bát canh mọc,...
- Đĩa gồm: đĩa xôi, đĩa gà luộc (thịt gà thì phải là thịt gà trống), đĩa giò lụa, đĩa dưa hành, đĩa thịt lợn luộc,...
Mâm cơm cúng tất niên ở miền Trung:
Ở mâm cơm cúng tất niên của người miền Trung không chia làm bát với đĩa như ở miền Bắc, mà gồm nhiều món ăn được chế biến thịnh soạn, bày lên một mâm cỗ đầy đủ: bánh chưng, bánh tét, giò lụa, thịt heo luộc, bát canh măng, cá chiên hay ram,...
Ở một số nơi thì cúng cả nộm, các món gỏi, hay nem lụi, chả tôm,...
Mâm cơm cúng tất niên ở miền Nam:
Mâm cỗ cúng của người miền Nam cũng thường gồm những món ăn truyền thống như canh măng nấu xương, thịt heo luộc, chả giò, đĩa nem, củ kiệu, hay gỏi tôm thịt, thịt kho tàu,...
Quý khách có thể sử dụng dịch vụ mâm cúng tất niên trọn gói tại Đồ Cúng Tam Long để tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.
Đặc biệt, nhân dịp mừng xuân Canh Tý - Phúc Lộc Như Ý và để tri ân khách hàng đã luôn đồng hành cùng với Đồ Cúng Tâm Linh, chúng tôi mong muốn gửi gắm chương trình khuyến mãi Tết 2020 này dành đến cho khách hàng:
Chương trình Tặng quà Tết: Mừng Xuân Canh Tý - Phúc Lộc Như Ý
- Áp Dụng: Dành cho đơn hàng trên 1 triệu.
- Thời gian áp dụng: từ ngày 1/1/2020 đến 21/1/2020.
- Quà Tặng Bộ 2 ly cao cấp Tâm Linh.
Ngoài ra, tại Đồ Cúng Tâm Linh còn thực hiện chương trình cúng thần tài: "ĐẶT MÂM CÚNG - TRÚNG VÀNG THẬT".
- Minigame Bốc Thăm Trúng Vàng Thần Tài.
- Đặt mâm cúng, nhận ngay cơ hội may mắn trúng Thần Tài Bằng Vàng Thật.
- Dành cho tất cả đơn hàng từ ngày 01/01/2020 đến ngày 10h ngày 03/02/2020.
3. Cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời?
Nhiều người thường thắc mắc cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời thì mới tốt? Tuy nhiên, theo phong tục truyền thống của người Việt Nam thì cúng tất niên ở trong nhà. Mâm cơm cũng như đồ cúng tất niên đều được đặt trên bàn thờ gia tiên, nơi trang nghiêm nhất của gia đình. Điều này thể hiện sự thành kính đối với các vị thần linh, bày tỏ sự biết ơn, thương nhớ tới những người đã mất trong gia đình.
Mâm cúng tất niên mời Ông Bà về ăn tết
4. Nên cúng tất niên lúc mấy giờ?
Thông thường, lễ cúng tất niên diễn ra vào ngày 30 hoặc 29 tháng chạp. Tuy nhiên, đây không phải là thời gian bắt buộc, tùy vào điều kiện của từng gia đình mà có thể tổ chức cúng tất niên vào thời điểm thích hợp. Ví dụ như từ 27 – 30 Tết âm lịch.
Còn việc nên cúng tất niên lúc mấy giờ thì không có quy định nào về giờ giấc. Có gia đình thì cúng buổi sáng, buổi trưa, buổi tối hoặc trước giờ chuyển giao năm cũ và năm mới. Hoặc có người cẩn thận hơn thì xem giờ tốt, giờ lành để cúng tất niên.
5. Văn cúng tất niên đúng chuẩn văn khấn cổ truyền Việt Nam
Hầu hết mỗi người sẽ có bài cúng tất niên, có thể học theo văn khấn cổ hoặc tự khấn theo ý nguyện của bản thân, miễn là thành tâm, thành ý. Tuy nhiên, bài khấn cúng tất niên cuối năm đúng chuẩn văn khấn cổ truyền Việt Nam được ông cha ta truyền cho tới ngày nay có nội dung như sau:
Lễ Cúng tất niên thường được cúng kể từ 27 âm lịch Tết
“Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần).
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.
Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ .................
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm ..............
Tín chủ (chúng) con là:..................................................................................
Ngụ tại:..........................................................................................................
Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Hôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.
Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy) (3 lần).”
Theo bài cúng tất niên đúng chuẩn như trên, gia chủ kêu cầu được tất cả các vị Thần Phật cũng như gia tiên đã khuất. Để không bị thiếu sót hay mắc phải sai lầm, gia chủ nên áp dụng bài khấn này. Còn nếu không thì chỉ cần kêu cầu ngắn gọn nhưng phải thật thành tâm.
#BÀI VĂN KHẤN VÀ MÂM CÚNG TẤT NIÊN #BÀI VĂN KHẤN VÀ MÂM CÚNG TẤT NIÊN #BÀI VĂN KHẤN VÀ MÂM CÚNG TẤT NIÊN V V #BÀI VĂN KHẤN VÀ MÂM CÚNG TẤT NIÊN #BÀI VĂN KHẤN VÀ MÂM CÚNG TẤT NIÊN #BÀI VĂN KHẤN VÀ MÂM CÚNG TẤT NIÊN #BÀI VĂN KHẤN VÀ MÂM CÚNG TẤT NIÊN #BÀI VĂN KHẤN VÀ MÂM CÚNG TẤT NIÊN