Gạo muối cúng khai trương xong làm gì? 5 lưu ý và 5 kiêng kỵ khi cúng khai trương
Gạo muối cúng khai trương xong làm gì? 5 lưu ý và 5 kiêng kỵ khi cúng khai trương
Lễ khai trương được xem như cột mốc quan trọng đánh dấu bước đầu hoạt động của một đơn vị kinh doanh. Trong đó, có khá nhiều câu hỏi thắc mắc xoay quanh buổi lễ này như: Lễ khai trương có muối gạo hay không? Gạo muối cúng khai trương xong làm gì? Những lưu ý cần quan tâm trong lễ cúng khai trương?
Để giải đáp những câu hỏi trên, mời bạn cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết được chia sẻ tại đây!
Vì sao khi cúng khai trương cần có muối gạo?
Nếu để ý bạn có thể nhận thấy rằng, trong bất cứ buổi lễ khai trương nào cũng đều có muối gạo. Điều này xuất phát từ quan niệm dân gian của cha ông ta. Người xưa tin rằng, gạo muối là hai loại lương thực quan trọng, gắn liền với đời sống của người Việt, đồng thời chúng cũng tượng trưng cho sự may mắn, tiền tài và bình an. Vì thế, cúng gạo muối đại diện cho những mong cầu tốt đẹp mà người ta gửi gắm trong một dịp quan trọng như lễ khai trương.
Gạo muối là vật phẩm không thể thiếu trong lễ cúng khai trương
Ngoài ra, cúng gạo muối còn mang theo ý nghĩa thiêng liêng hơn nhưng thời nay lại ít có người biết. Cúng gạo muối là cách để người xưa gửi lời tri ân, cảm tạ đến những thế hệ đi trước đã khai sinh ra nền văn minh lúa nước, đồng thời cũng là cách ban phát cho những vong vinh chưa được siêu thoát, không có người thờ cúng.
Gạo muối cúng khai trương xong làm gì?
Việc cúng gạo muối trong lễ khai trương hẳn đã trở thành lẽ hiển nhiên, nhưng không phải ai cũng rõ được gạo muối cúng khai trương xong làm gì.
Sau khi cúng khai trương xong, người ta sẽ trộn chung gạo với muối và rải xung quanh. Bằng cách này, người ta sẽ ban phát cho các vong linh và cầu mong họ không quấy phá cũng như đem lại may mắn cho việc kinh doanh của gia chủ.
Cách rải gạo muối sau khi cúng
Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Gạo muối cúng khai trương xong làm gì?” đã có. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết phải rải gạo muối sau khi cúng như thế nào mới đúng cách. Vì vậy, chúng tôi sẽ giải thích rõ cách rải gạo muối ngay tại đây!
Khi rải muối, người cúng sẽ ném gạo muối ra các hướng, vừa tung vừa niệm “Nam Mô A Di Đà Phật, điều lành mang đến, điều dữ mang đi. Nam Mô A Di Đà Phật!”.
Với cách làm này, người cúng đang thực hiện mục đích bố thí cho chúng sanh cùng những vong vãng lai không có người cúng kiếng. Người xưa tin rằng, các vong linh sau khi nhận được lễ vật sẽ rời đi và không quấy phá việc làm ăn của gia chủ.
5 điều cần lưu ý khi cúng khai trương
1. Thực hiện lễ cúng khai trương ở khu vực ngoài sân
Cúng khai trương được thực hiện như một nghi thức thông báo và xin phép thần linh, Thổ Công của mảnh đất đó cho gia chủ được sử dụng mảnh đất để kinh doanh, buôn bán. Vì thế, lễ cúng khai trương thường được tổ chức ở ngoài sân, ngay trước cửa của một cửa hàng hay công ty.
2. Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi cúng
Bạn nên chuẩn bị thật kỹ lưỡng, kiểm kê những vật phẩm cần thiết để buổi cúng khai trương được diễn ra một cách thuận lợi và suôn sẻ, tránh đắc tội bề trên.
Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi cúng
3. Thực hiện lễ cúng với sự thành tâm và nghiêm trang
Dù bạn có bày lễ vật cao sang như thế nào cũng không quan trọng bằng việc bạn thành tâm và thể hiện được sự tôn trọng đối với thần linh. Như vậy mới được bề trên chứng giám và phù hộ độ trì cho việc kinh doanh thành công phát đạt.
4. Chọn hướng khai trương
Trước khi làm lễ khai trương, bạn cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia để chọn vị trí và hướng cúng hợp mệnh, hợp phong thủy, từ đó mới đem lại may mắn, phát đạt trong công việc làm ăn.
5. Chọn ngày giờ tốt để làm lễ khai trương
Từ xưa đến nay, người Việt trước khi chuẩn bị cho một dịp lễ quan trọng thường sẽ xem ngày và xem giờ tốt, hợp phong thủy, hợp mệnh để mong cầu may mắn, thuận lợi. Đối với lễ khai trương cũng vậy, bạn nên chọn thời gian thích hợp, tuyệt đối tránh những ngày xấu như thọ tử, nguyệt kỵ, tam nương, sát chủ, dương công kỵ nhật… Đồng thời, gia chủ cũng cần tránh các sao xấu để không rước tai họa, xui rủi về mình.
5 điều kiêng kỵ không nên phạm phải khi cúng khai trương
1. Người làm lễ không quay lưng ra ngoài, bởi vì việc làm này tượng trưng cho sự quay lưng lại với khách hàng, với các yếu tố tâm linh cũng như với thổ địa, sẽ mang lại xui rủi và điềm xấu. Khi mở hàng cũng tránh chọn người nặng vía.
2. Không quét rác từ trong cửa hàng ra bên ngoài, vì người xưa tin rằng làm điều này sẽ đem hết tài lộc đi ra, chỉ còn lại xui xẻo và điềm xấu.
3. Không khai trương vào tháng 7 âm lịch - tháng cô hồn. Không được lật sấp hoặc mang bàn tính ra chơi vì đây là vật có liên quan đến thần tài.
Tránh cúng khai trương trong tháng cô hồn
4. Kiêng kỵ đổ vỡ, tránh làm đổ vỡ vì nó tượng trưng cho sự phân ly, tiêu tán.
5. Không mở hàng quá lâu trong ngày khai trương, chỉ nên trao đổi từ 5 - 10 phút. Bởi vì mở hàng đóng vai trò rất quan trọng, đầu xuôi thì đuôi mới lọt, nên việc mua nhanh bán gọn sẽ được khuyến khích hơn.
Đó là câu trả lời cho thắc mắc “Gạo muối cúng khai trương xong làm gì?” cùng 5 lưu ý và 5 điều kiêng kỵ mà bạn cần tránh trong dịp lễ khai trương. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và cảm ơn bạn vì đã đón đọc!