Lễ chùa Bà Thiên Hậu và kinh nghiệm đi lễ chùa Bà Thiên Hậu
Lễ chùa Bà Thiên Hậu và kinh nghiệm đi lễ chùa Bà Thiên Hậu
Lễ chùa Bà Thiên Hậu
Chùa Bà Thiên Hậu ở Bình Dương (thường gọi Chùa Bà Bình Dương linh thiêng) có tên chữ là Thiên Hậu Cung, do các hội người Việt gốc Hoa tạo lập để thờ vị nữ thần là Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Chùa Bà Thiên Hậu ở đâu
Miếu bà Thiên Hậu hiện nay tọa lạc tại số 4 đường Nguyễn Du, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Một trong những nơi lễ bái tín ngưỡng quan trọng của đồng bào người Việt gốc Hoa trên đất Thủ Dầu Một.
Đường đi tới chùa bà Thiên Hậu xuất phát từ TPHCM
– Tuyến 1 (có thu phí): Đi dọc theo Trường Chinh đến Xa lộ Hà Nội tại Tân Hưng Thuận. Sau đó đi tiếp tới Xa lộ Đại Hàn/Xa lộ Hà Nội/QL1A. Đi theo Lê Văn Khương, Hà Duy Phiên/TL9 và TL8 đến Cách Mạng Tháng Tám tại Phú Cường, Thành phố Thủ Dầu Một. Đi dọc theo Cách Mạng Tháng Tám đến Nguyễn Du tại Phú Cường sẽ tới chùa.
– Tuyến 2: Đi dọc theo Trường Chinh và Xa lộ Đại Hàn/Xa lộ Hà Nội/QL1A đến Đường Tô Ngọc Vân tại Thạnh Xuân. Tiếp theo đi dọc theo Đường Tô Ngọc Vân đến Hà Huy Giáp. Sau đó đi dọc theo Hà Huy Giáp và Cách Mạng Tháng Tám đến Nguyễn Du tại Phú Cường, Thành phố Thủ Dầu Một. Chếch sang phải tại Yamaha Hoàng Long vào Nguyễn Du là sẽ tới chùa Bà Thiên Hậu.
Ngoài tên gọi theo người Việt là Chùa Bà Thiên Hậu (Chùa bà Chợ Lớn) thì nơi đây còn có tên khác là Phò Miếu (tức miếu Bà) theo cách gọi của người Hoa. Và do bên cạnh có Tuệ Thành Hội Quán của người quảng đông nên chùa còn được gọi với tên Tuệ Thành Hội Quán.
Vào năm 7 tháng 1 năm 1993 Chùa Bà được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.
Lịch sử Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương
Khởi nguyên, ngôi chùa được xây dựng vào khoảng giữa thế kỉ 19, ban đầu tọa lạc tại con rạch Hương Chủ Hiếu theo nguyên tắc kiến trúc điện mẫu, tức là chọn nơi gần nguồn nước, vì nước mang yếu tố âm và mang tính nữ. Đến năm 1923, Chùa Bà Bình Dương xuống cấp, bốn Bang người Hoa (Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến và Hẹ) đã chung sức tái tạo và di dời về vị trí hiện nay.
Sự tích chùa Bà Thiên Hậu
Ban đầu, giai thoại trong dân gian kể lại rằng Bà tên là Lâm Mi Châu, con gái của một ngư phủ sinh sống ở Phúc Kiến vào đời nhà Tống. Bà vốn có tánh linh, tương truyền rằng: Một hôm cha và hai người anh bà đi đánh cá ngoài biển, chẳng may gặp biển động, thuyền bị chìm. Vào lúc ấy thì Bà đang ngồi dệt lụa ở nhà bỗng nhiên nhắm nghiền mắt lại và đưa tay ra trước với dáng điệu như cố níu kéo một vật gì đó.
Người mẹ trông thấy vậy vội lay gọi bà, sau khi thu tay lại ngước mắt cho mẹ biết là cha đã chết, chỉ cứu được hai anh thôi. Dân chúng trong vùng biết được việc này nên đã đem lòng tín ngưỡng, từ đó mỗi khi ra biển thì họ thường đến xin bà phù hộ lên đường bình an. Đến năm 27 tuổi thì bà mất và được vua Tống sắc phong là Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Kiến trúc chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương
Ngôi chùa này bao gồm ba dãy nhà, ở giữa là chính điện đề ba chữ “Thiên Hậu Cung”, hai dãy nhà bên thì được xem như là Đông lang, Tây lang của ngôi chùa. Ở trên hai cánh cửa chính có đề bốn chữ “Quốc Thái Dân An”, còn ở hai bên là cặp câu đối ca ngợi công đức của Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Khi bước vào sân chùa, trước cửa điện có đặt một cái đỉnh lớn để cho người dân đến cúng và cắm nhang.
Mái trước của chính điện được lợp ngói âm dương theo phong cách truyền thống với những đường vân đắp nổi và trang trí hình tượng “cá chép hóa rồng”,”lưỡng long tranh châu”. Còn ở hai bên đường viền của mái là tượng “bà mặt trăng”, tượng quan võ, quan văn,… được điêu khắc theo lối kiến trúc của người Hoa.
Tại chánh cung thì được người dân thờ vị chánh thần là Thiên Hậu Thánh Mẫu, bức tượng được trang trí áo mão nghiêm trang và luôn được thay mới. Bên phải thì thờ Ông Bổn, tức Bổn Đầu Công. Và bên trái của bà là nơi thờ năm vị nữ thần Ngũ Hành Nương Nương tượng trương cho: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.
Hai bên tường chính điện có giá treo tấm biển đề Túc Tĩnh – Hồi Tị với mục đích kêu gọi mọi người nghiêm trang mỗi khi có rước kiệu Bà đi trên đường. Cặp biển thứ hai có đề Thiên Hậu Nguyên Quân, còn được hiểu là Vị thần chủ việc tiền tài. Những cặp biển được sắp theo thứ tự trong thờ tự cũng như trong diễu hành lễ rước bà.
Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương
Lễ hội Chùa Bà Bình Dương được xem là lễ hội văn hóa lớn nhất của tỉnh, tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch với nhiều chương trình đặc sắc, thu hút hàng trăm ngàn lượt khách đến hành hương. Ngôi chùa sẽ được trang hoàng cờ và đèn lồng từ cửa tam quan vào đến điện thờ. 12 chiếc lồng đèn lớn trang trí đẹp mắt tượng trưng cho 12 tháng trong năm, treo thành một hàng dài trước sân chùa, tạo quan cảnh ngày hội thêm lộng lẫy.
Ngày 14 tháng Giêng âm lịch, lễ cúng vía Bà diễn ra, sau đó bá tánh vào chùa vía Bà. Trong dịp lễ này thường có tục “Thỉnh Lộc Bà”. Lộc là những cây nhang lớn và những cái đèn lồng phất giấy. Việc thỉnh lộc bằng đèn, nhang có ý nghĩa là mang ánh sáng và hương thơm, tượng trưng cho sự hanh thông, tươi sáng và may mắn cho gia đình.
Ngày 15, cuộc rước kiệu Bà được bắt đầu, với không khí sôi động của đông đảo khách hành hương. Kiệu Bà được rước đi xung quanh trung tâm thành phố Thủ Dầu Một cùng đội múa. Mọi người làm lễ cúng, lễ cầu phúc, cầu lộc cho năm mới tại Chùa Bà Bình Dương và trước nhà mình nơi đoàn rước kiệu Bà đi qua.
- Đi đầu là tấm biển đề 4 chữ "Thiên Hậu xuất du". Kế tiếp là đoàn múa Hẩu của người Hoa thuộc bang Phúc Kiến. Hẩu là con Kim Mao Sư (sư tử rồng vàng), chúa của loài thú. Hẩu dẫn đầu đoàn rước với ngụ ý là muốn xua đuổi hoặc răn đe những cái xấu, cái ác. Điệu múa Hẩu mạnh bạo, dứt khoát bởi những người diễn võ. Múa Hẩu không có ông địa đi theo như múa Lân, Hẩu không leo trèo như Lân. Sau Hẩu là các xe hoa, rồi đồ binh khí, bát bửu, những tấm bài đề Túc Tĩnh, Hồi Tị .
- Sau đó đến cộ Bà, với 8 người khiêng. Khiêng cộ Bà là điều có nhiều phước lộc nên được phân đều cho cả 4 Bang, mỗi bang phụ trách một góc cộ. Kế sau cộ Bà là đoàn lân của người Quảng Đông như để hộ vệ Bà cùng với 4 người đại diện của 4 bang người Hoa. Ý nghĩa của rước cộ là để Bà thăm viếng dân tình và để bá tánh chiêm bái, cầu khấn. Và tùy theo sáng kiến từng năm của ban tổ chức mà sẽ có thêm đoàn Bát tiên (gồm 6 tiên ông và 2 tiên bà), cùng các tiên nữ và đoàn múa rồng..
Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu ở Bình Dương là cách đưa sự linh thiêng vào cuộc sống, tạo sự nối kết giữa thánh thần với đời thường, là dịp để mọi người vui chơi, giải trí trong không khí tín ngưỡng dân gian, đậm chất truyền thống văn hóa.
# Lễ chùa Bà Thiên Hậu và kinh nghiệm đi lễ chùa Bà, # Lễ chùa Bà Thiên Hậu và kinh nghiệm đi lễ chùa Bà, # Lễ chùa Bà Thiên Hậu và kinh nghiệm đi lễ chùa Bà, # Lễ chùa Bà Thiên Hậu và kinh nghiệm đi lễ chùa Bà, # Lễ chùa Bà Thiên Hậu và kinh nghiệm đi lễ chùa Bà,