TỤC LỄ & TIN TỨC

Tại sao nên tổ chức lễ cúng xe? Cúng xe nên quay đầu vào hay ra?

Tại sao nên tổ chức lễ cúng xe? Cúng xe nên quay đầu vào hay ra?

25/08/2022

Điểm neoTại sao nên tổ chức lễ cúng xe? Cúng xe nên quay đầu vào hay ra?

Theo quan niệm của ông bà ta, xe cộ là phương tiện di chuyển và luôn gắn bó trực tiếp với chúng ta mỗi ngày nên sẽ mang theo nguồn năng lượng âm dương góp phần lớn vào thành công trong công việc làm ăn của gia chủ. Do đó, khi mua xe mới, dù là loại xe gì cũng nên chuẩn bị lễ cúng xe mới. Vậy tổ chức lễ cúng xe như thế nào là đúng chuẩn? Khi cúng xe nên quay đầu vào hay ra? Những thắc mắc trên sẽ được chúng tôi giải đáp kỹ càng qua bài viết sau đây!

Điểm neoMua xe mới có nên cúng?

Việc ra lễ cúng xe nhằm ngụ ý bày tỏ lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên, các vị tiên linh đã phù hộ, che chở cho gia đình ăn nên làm ra, gặp nhiều may mắn và có của ăn của để sắm sửa được xe mới.

Không chỉ tổ chức lễ cúng khi mới mua xe mà vào những ngày cuối năm, tổ chức lễ cúng xe cũng là dịp mà gia chủ và các thành viên dâng lời cầu nguyện đến bậc bề trên ban điều phước lành cho những chuyến đi trong năm luôn được thuận lợi và bình an, hạn chế gặp những điều rủi ro.

Ra lễ cúng xe mới nhằm cầu nguyện có những chuyến đi bình an

Điểm neoChuẩn bị mâm cúng xe đúng chuẩn 2022

Ra lễ cúng xe mới là đều cần thiết mà gia chủ phải thực hiện, tuy nhiên, để lễ cúng diễn ra tốt đẹp thì việc chọn thời gian tổ chức lễ cúng và lễ vật cúng rất quan trọng.

Gia chủ có thể tham khảo qua các ngày hợp bản mệnh tuổi của mình và các khung giờ đẹp như là Đại An, Tiểu Cát, Tốc Hỷ.

Ra lễ cúng xe mới cần chuẩn bị 2 lễ vật không thể thiếu là mâm cúng và xe mới mua.

Nếu gia chủ tổ chức cúng xe tại nhà thì cần chuẩn bị mâm cúng ở 2 nơi. Mâm đầu tiên là cúng ở bàn thờ gia tiên với ý nghĩa nhằm trình báo ông bà tổ tiên, các vị thần linh về việc mua xe mới và cầu xin các ngài phù hộ bình an. Mâm thứ hai là đặt cúng ở ngay đầu xe mới.

Để tổ chức lễ cúng xe với mâm cúng đầy đủ nhất dâng lên chư vị thì gia chủ cần chuẩn bị gồm:

  • Gà trống luộc
  • Thịt heo luộc hoặc heo sữa quay (Có thể thay bằng đồ chay nếu gia chủ theo đạo Phật)
  • Lư hương và nhang, đèn
  • Bình hoa tươi (có thể chọn hoa cúc, hoa vạn thọ, hoa cát tường,...)
  • Ngũ quả
  • Xấp tiền vàng mã
  • Nước lọc: 1 ly
  • Rượu, trà: 3 hoặc 5 chum
  • Gạo, muối hột

Chuẩn bị đầy đủ lễ vật bày cúng

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật cúng, tiếp theo gia chủ tiến hành bày trí lên mâm và lựa chọn hướng cúng hợp với bản mệnh. Hướng cúng xe nên quay đầu vào hay ra và tổ chức ở vị trí nào cũng là câu hỏi mà không ít gia chủ thắc mắc? Và chúng tôi sẽ giải đáp ngay tại phần tiếp theo của bài viết này!

Điểm neoNên cúng xe trong nhà hay ngoài sân?

Địa điểm tổ chức lễ cúng xe mới nên đặt ở ngoài sân vì có không gian rộng rãi hơn trong nhà, gia chủ có thể bố trí và đặt được cả mâm cúng và xe. Tuy nhiên, trong điều kiện gia đình không có sân hoặc khoảng sân không đủ rộng rãi để đặt mâm cúng thì gia chủ có thể tổ chức cúng ở bên trong nhà.

Dù cúng trong nhà hay ngoài sân thì lễ vật chuẩn bị vẫn phải đầy đủ và chỉn chu, và các nghi thức cúng vẫn được thực hiện tương tự như nhau.

Điểm neoCúng xe nên quay đầu vào hay ra?

Khi lựa chọn xong địa điểm đặt mâm cúng, gia chủ cũng cần chú ý đến hướng cúng. Chọn hướng cúng xe nên quay đầu vào hay ra? Việc lựa chọn hướng quay đầu xe cũng ảnh hưởng đến việc đặt mâm cúng và dâng lời cầu nguyện lên bề trên.

Để lựa chọn đúng hướng hợp phong thủy và bản mệnh, gia chủ có thể hỏi thầy phong thủy để xem thử nên quay xe hướng nào phù hợp nhất với mình. Ngoài ra, nếu không xem hướng thì gia chủ có thể xoay theo hướng ra ngoài nhà và tránh không quay mâm cúng hướng vào trong nhà hay ngõ, hẻm.

Như đã đề cập ở trên, 2 mâm lễ cúng đã chuẩn bị với mâm đầu tiên là để ra mắt chư thần và ông bà tổ tiên, mâm cúng thứ hai đặt ở đầu xe với hàm ý bố thí cho những vong linh lưu lạc ngoài đường.

Cúng xe nên quay đầu theo hướng hợp bản mệnh hoặc hướng ra ngoài đường

Điểm neoVăn khấn lễ cúng xe mới

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật, hoàn tất việc bày trí mâm cúng và giải quyết xong thắc mắc “cúng xe nên quay đầu vào hay ra?”. Bước tiếp theo, gia chủ tiến hành thắp nhang, đèn và đọc bài văn khấn gửi lời cầu nguyện đến các chư vị thần linh, ông bà tổ tiên và các vong hồn lưu lạc.

Nếu gia chủ chưa biết soạn bài văn khấn đúng chuẩn cho lễ cúng xe mới thì dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn một số mẫu văn khấn để tham khảo như sau:

Mẫu 1:

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Con xin cúi lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật

Con xin cúi lạy chư vị Tôn thần Hoàng Thiên Hậu Thổ

Con xin cúi lạy chư vị Bồ tát phù trợ cho bản mệnh, Phật Thiên thủ thiên nhãn, Hư không tạng Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát, Phổ hiền Bồ Tát, Đại thế chí Bồ Tát, Như lai Đại Phật, Bất động minh vương Phật, Phật A Di Đà…

Con xin cúi lạy Bản cảnh Thành Hoàng, chư vị Đại vương, ngài Thổ công Thổ Địa, ngài bản gia Táo Quân.

Con xin bái lạy các vị Tổ tiên, chư vị Hiền khảo, Hiền tỷ, Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị hương linh Ông bà.

Tên con là:…

Hôm nay là ngày…

Nhân dịp con mua chiếc ô tô mới của hãng… Biển số xe là…

Con xin cung thỉnh các vị hiển linh cùng chung hưởng thọ thực, phù hộ độ trì cho con là… và chiếc xe của con mang biển số… được gặp mọi điều may mắn trên hành trình, đi về bình an thuận lợi, làm ăn phát tài, cầu lợi đắc lợi, cầu tài đặng tài.

Bằng tấm lòng thành, con xin tạ ơn.

Nam mô A Di Đà Phật.

Rót rượu 3 lần, châm trà 1 lần, khấn liên tục 3 lần. Cuối cùng chúng ta đốt giấy tiền vàng bạc, rải gạo muối, buổi cúng như vậy là đã hoàn tất.

Mẫu văn khấn thứ 2:

Hôm nay ngày lành tháng tốt.

Ngày… tháng… năm…

Con tên:…

Hiện cư ngụ tại: (số nhà… đường… phường… quận… thành phố… Việt Nam)

Nay nhân dịp con mua được chiếc xe ô tô mới của hãng… biển số…con sắm sửa mâm lễ vật tươm tất dâng lên các vị thần linh, thổ địa, ông bà tổ tiên, cung nghinh Bồ tát hiển linh, rước các vong hồn lẩn khuất chưa siêu thoát… Con xin mời tất cả các Ngài về tham dự đầy đủ, cùng hưởng thọ thực hoa quả, thức ăn nước uống, trà rượu, gạo muối… phù hộ độ trì cho con và gia đình con được xuất hành thuận lợi dễ dàng, thượng lộ bình an, mọi việc được tốt đẹp, hanh thông, gặp nhiều may mắn, điềm lành mau đến, điềm dữ nhanh đi.

Con xin cúi lạy tạ ơn các Ngài.

Khấn đi khấn lại 3 lần, rót 3 lần rượu, châm 1 lần trà. Sau đó đốt giấy tiền vàng bạc và mời các vị nhận các phẩm vật.

Lưu ý: Gia chủ đứng ra khấn cầu trước đó phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc quần áo chỉn chu, trang nghiêm để bày tỏ lòng thành kính trước các bậc bề trên. Tránh ăn vận xuề xòa, lôi thôi làm lễ cúng thiếu tôn trọng và dễ bị các vị quở trách ngược lại.

Trên đây là tất tần tật thông tin về lễ cúng xe mới mà chúng tôi chia sẻ đến các bạn. Những thắc mắc như Chuẩn bị lễ cúng xe mới như thế nào là chuẩn? Cúng xe nên quay đầu vào hay ra? Và nên tổ chức trong nhà hay ngoài trời? đều được chúng tôi giải thích đầy đủ và chi tiết trong bài viết.

# Tại sao nên tổ chức lễ cúng xe # Tại sao nên tổ chức lễ cúng xe # Tại sao nên tổ chức lễ cúng xe # Tại sao nên tổ chức lễ cúng xe # Tại sao nên tổ chức lễ cúng xe # Tại sao nên tổ chức lễ cúng xe# Tại sao nên tổ chức lễ cúng xe # Tại sao nên tổ chức lễ cúng xe


icon icon icon